Trượt đốt sống độ thấp (Meyerding độ I – II) đa số điều trị bảo tồn trong khi độ cao (Meyerding độ III – IV) chủ yếu là phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Mục lục bài viết
Phân độ trượt đốt sống theo Meyerding
+ Trượt độ I khi đốt sống trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
+ Trượt độ II khi đốt sống trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
+ Trượt độ III khi đốt sống trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
+ Trượt độ IV khi đốt sống trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
+ Có tài liệu chia 5 độ, trượt đốt sống độ V (Spondyloptosis) là khi đốt sống trượt hoàn toàn (Napoleon’s Hat)
Xem thêm: Nguyên nhân, phân loại: Trượt đốt sống
Lưu ý khi chọn phương pháp điều trị trượt đốt sống
Trong điều trị trượt đốt sống một số yếu tố cần phải quan tâm trước khi lên kế hoạch điều trị gồm:
- Tiền sử bệnh nhân
- Độ trượt đốt sống
- Cấu trúc giải phẫu vùng thắt lưng cùng
- Tuổi bệnh nhân
- Thiếu sót thần kinh
- Mức độ đau
- Thời gian xuất hiện triệu chứng
- Các bệnh phối hợp
Tiền sử bệnh nhân
– Một số trường hợp trượt đốt sống chưa có biến dạng cột sống nặng nề thường không đau hoặc đau ít và không có biểu hiện thần kinh liên tục mà chỉ thình thoảng đôi khi. Trong khi trượt đốt sống ở người lớn độ thấp có thể chậm tiến triển nặng thì ở trẻ em khả năng trượt nặng thêm là rất cao. Các trường hợp trượt độ cao cần điều trị phẫu thuật và ngược lại trượt đốt sống độ thấp đa số được chỉ định điều trị bảo tồn.
– Nguy cơ tiến triển trượt đốt sống nặng nề ở những trường hợp có biến dạng vùng thắt lưng cùng đặc biệt là ụ nhô tròn. Ở người lớn trượt đốt sống độ thấp(độ I, II theo Meyerding) do viêm, thoái hóa, hay sau phẫu thuật thì tiền sử của bệnh nhân thông thường là bình thường.
– Thông thường trong trượt đốt sống, bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn khi đĩa đệm hoàn toàn hư hại đổ sập
– Và như vậy, việc điều trị tùy thuộc vào sự hiện diện của các thiếu sót thần kinh do nguyên nhân hẹp lỗ liên hợp hoặc hẹp ống sống trung tâm. .
Lựa chọn điều trị bảo tồn
Thông thường, phần lớn bệnh nhân bị trượt đốt sống có thể điều trị bảo tồn, trong trường hợp đau cấp tính có thể sử dụng các biện pháp:
- Nghỉ ngơi(< 3 ngày)
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giãn cơ
Chỉ định điều trị bảo tồn:
- Không có biểu hiện thiếu sót thần kinh
- Ngưỡng đau có thể chịu đựng được
- Triệu chứng xuất hiện ngắn, tạm thời
- Bệnh nhân có hiều bệnh phối hợp
- Triệu chứng có cải thiện bằng các bài tập thể dục
Nguyên nhân | Tuổi | Trượt độ thấp(Meyerding I-II) | Trượt độ cao(Meyerding III -IV) | |||
Không triệu chứng | Chỉ đau lưng | Triệu chứng lưng và thần kinh | Chỉ đau lưng | Đau lưng và triệu chứng thần kinh | ||
Bẩm sinh | Trẻ em | Không điều trị | Hầu hết không mổ | Phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật |
Người lớn | Không điều trị | Hầu hết không mổ | Hầu hết phẫu thuật | Phẫu thuật hoặc không | Phẫu thuật | |
Thoái hóa | Người lớn | Không điều trị | Phẫu thuật hoặc không | Luôn luôn cần phẫu thuật | Phẫu thuật hoặc không | Luôn luôn cần phẫu thuật |
Sau phẫu thuật | Trẻ em | Không điều trị | Cố gắng không phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật |
Người lớn | Không điều trị | Cố gắng không phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật | |
Bệnh lý | Trẻ em | Tùy theo nguyên nhân | Tùy theo nguyên nhân | Tùy theo nguyên nhân | ||
Người lớn | Tùy theo nguyên nhân | Tùy theo nguyên nhân | Tùy theo nguyên nhân | |||
Chấn thương | Trẻ em | Tùy theo tình trạng trượt | Phẫu thuật | Phẫu thuật | ||
Người lớn | Phẫu thuật | Phẫu thuật | Phẫu thuật |