Tổn thương thần kinh ngoại biên
Mục lục bài viết
1.Nguyên nhân:
– Do sự co kéo, giằng xé khi chấn thương, do sự biến dạng của xương.
– Bị cắt đứt do dao, do đạn, do mảnh cứng.
– Do gãy xương, can xương xấu, vết thương phối hợp có nhiều hủy hoại xương
– Do sự chèn ép bởi sự tăng sản và dày của màng hoạt dịch, do garo hay do máng nẹp không đúng cách.
2.Phân loại:
Theo Herthert Sedom đã mô tả 3 laoij tổn thương chính của dây thần kinh và phân loại chúng theo mức độ tổn thương:
2.1. Gián đoạn luồng thần kinh: độ 1
Nguyên nhân: chấn thương, đè ép chưa đủ gây tổn thương cấu trúc thần kinh, do vậy giảm dẫn truyền thần kinh khi chẩn đoán điện, không có biểu hiện thoái hóa. Ở mức độ này vẫn có biểu hiện liệt rõ rệt. Tiên lượng tốt vì có thể hồi phục hoàn toàn trong vài tuần.
2.2 Gián đoạn sợi trục: độ 2
Là tổn thương có gián đoạn sợi trục, các bao bọc sợi thần kinh còn nguyên vẹn. Các sợi dây thần kinh có thể tái sinh và phân bố tới cơ quan đích.
Trên đường đi của dây thần kinh có thể xuất hiện một chỗ phình hình thoi trên sợi trục gọi là u thần kinh giả do chấn thương dập, ép.
Thực tế chỗ phình đó có thể chỉ đơn thuần là một sẹo liên kết bao quanh các sợi trụ – trục nguyên vẹn. Có khi sợi trụ – trục bị hư hại tái tạo tự do trong bao thần kinh còn nguyên vẹn hoặc là một sẹo xơ cắt đứt hoàn toàn sự liên tục của thần kinh.
Nếu các cơ, khớp, da được duy trì trong tình trạng tốt thì sự phục hồi gần như hoàn toàn
2.3.Đứt dây thần kinh: độ 3
– Khi dây thần kinh bị đứt hoàn toàn, thì cả sợi trục lẫn bao dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Hai đầu dây thần kinh co lại, đầu trên phình ra khá to gọi là u thần kinh, đầu dưới phình ra nhỏ hơn gọi là u thần kinh đệm.
– U thần kinh đệm chỉ là một sẹo liên kết đơn giản, nhưng u thần kinh lại được cấu tạo bởi một khối dây trụ – trục cuộn vào nhau và hướng đi theo mọi chiều. Cho nên chỗ đứt cần được khâu nối lại để sợi trục tái sinh. Các sợi thần kinh vận động và cảm giác không nhất thiết được tái phân bố về cơ quan gốc. Do đó có thể xuất hiện tình trạng phục hồi cơ lực không hoàn toàn hay tình trạng sai lệch ít nhiều về cảm giác.
2.4. Các tổn thương phối hợp.
– Phụ thuộc vào vết thương thần kinh nặng hay nhẹ
– Trong các vết thương chiến tranh hoặc vết thương có nhiễm khuẩn sẽ tạo nên tổ chức sẹo rộng lớn, hầu như không tồn tại 2 đầu dây thần kinh trong đám sẹo này.
3. Sự thoái hóa và tái tạo dây thần kinh
3.1. Thoái hóa:
– Khi một dây thần kinh bị tổn thương, sự thoái hóa chủ yếu phát triển ở đầu ngoại vi, dây trụ – trục tự tiêu trong bao tổ chức liên kết, bao Schwann và các tế bào tổ chức liên kết hấp thụ chất Myelin dưới dạng các hạt mỡ. Các thoái hóa này sẽ biến mất do hiện tượng thực bào và trong khoảng 3 tháng các tế bào Schwann sẽ lấp đầy các ống dây thần kinh, bao tổ chức đệm phồng lên. Các sợi cơ vân được thay thế dần bởi mô sợi. Sự thoái hóa này rất nhanh, trong khoảng 4 ngày đầu chúng đã mất tính hưng phấn. Vỏ bao Schwann rỗng sẵn sàng tiếp nhận các sợi thần kinh của đầu trên. Tuy nhiên sự thoai shoas cũng xuất hiện ở đầu trên và có thể lên tới 2-3 cm. Đây là hiện tượng thoái hóa Waller.
3.2. Sự tái tạo
Bắt đầu từ ngày thứ tư, sợi trục gần tăng sinh, các sợi thần kinh mọc ra mọi phía. Các sợi thần kinh đi xuống theo các ống dây thần kinh nếu 2 đầu sợi trục được đặt liền, nếu không chúng sẽ phát triển ra ngoài tạo u thần kinh.
Bao Myelin bắt đầu phát triển khoảng 2 tuần lễ theo lộ trình tái sinh của các sợi thân kinh. Thực nghiệm chứng minh, trong sự tái tạo bao vỏ Schwann cả đầu dưới không thụ động mà hướng đến trước đầu các sợi trụ – trục đang phát triển. Hoạt động tăng trưởng đạt mức cực đại vào tuần thứ ba.
4. Sự tiến triển của sợi trụ
Sự tiến triển của sợi trụ – trục mỗi ngày được 2mm, nhưng sự hồi phục theo chiều ngang thì chậm hơn. Ở giai đoạn sớm thường không qá 1,5mm/ngày và ở giai đoạn sau thì chậm hơn.
Điều kiện tái tạo:
+ Tái tạo tự phát như mô tả ở trên hiếm gặp trong các vết thương thần kinh. Rất nhiều trở ngại ngăn cản đầu trên phát triển. Nếu 2 đầu thần kinh còn tiếp xú với những vật cản là tổ chức đệm tăng sinh quá mức tạo thành một hàng rào ngăn cách bịt lấy dây trụ – trục cuộn tròn, tạo thành một dây thần kinh đệm.
+ Có thể 2 đầu cắt lệch, tạo ra sai lệch hướng đi, các sợi vận động lại đi và bao sợi cảm giác và ngược lại. Điều hay gặp là khoảng cách 2 đầu xa quá 4 cm, các dây trụ – trục tái sinh tản mạn vào tổ chức bên cạnh và mất mọi hy vọng tái tạo.
+ Sự nhiễm khuẩn, các thương tổn phối hợp xơ cứng quanh dây thần kinh cũng cản trở sự tái tạo
5. Hậu quả tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Sự tổn thương có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh vận động, cảm giác và thực vật
+ Đối với dây vận động sự gián đoạn có thể đưa tới tình trạng liệt dây thần kinh vận động dưới, ảnh hưởng tới tình trạng mất sự vận động chủ động của cơ tương ứng. Sự teo cơ tăng nhanh trong 3 tháng đầu và có các biến dạng vì sự quân bình lưc cơ.
+ Khi tổn thương dây thần kinh cảm giác sẽ đưa tới mất cảm giá vùng da tương ứng trên cơ thể do nhánh thần kinh đó chi phối
+ Hậu quả sự tổn thương dây thần kinh thực vật chưa được nghiên cứu rõ. Tuy nhiên da của vung bị mất cảm giác trở nên mềm, mỏng, bóng, kết vảy, không đổ mồ hôi, móng dễ gãy. Vùng da này dễ bị phỏng và loét