Chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay

Dây thần kinh bì cẳng tay ngoài có thể bị chèn ép bởi cân cơ nhị đầu hoặc cơ cánh tay. Thất bại trong xác định và điều trị chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ngay lập tức có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH BÌ CẲNG TAY NGOÀI Ở KHUỶU TAY

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Dây thần kinh bì cẳng tay ngoài có thể bị chèn ép bởi cân cơ nhị đầu hoặc cơ cánh tay. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân phàn nàn về Sự đau đớn và chứng dị cảm lan từ khuỷu tay đến gốc ngôn cái. Đau âm ỉ ở vùng cẳng tay ngoài) khá phổ biển.

Nguyên nhân gây ra chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay có thể do trật khớp hoặc chấn thương trực tiếp mô mềm nằm trên dây thần kinh bì cẳng tay ngoài; trong một số trường hợp, sự khởi phát diễn ra âm thầm và không có yếu tố kích thích rõ ràng.

Chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay
Chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay

Cơn đau thường liên tục và đau đớn hơn khi cử động khuỷu tay. Cơn đau cũng có thể gia tăng ở bệnh nhân mắc chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài khi sử dụng bàn phím máy tính hoặc chơi piano. Triệu chứng thường đi kèm với rối loạn giấc ngủ.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Khám lâm sàng. bệnh nhân cảm thấy đau khi bị sờ nắn dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở điểm ngay bên cạnh cân cơ nhị đầu. Bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài có phạm vi cử động khuỷu tay bình thường nhưng thấy đau khi gấp hoặc xoay khuỷu tay.

3. CẬN LÂM SÀNG

Đo điện cơ đồ (Electromyography – EMG) và tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh (Nerve conduction velocity – NCV) giúp đưa ra số liệu chính xác. Một người đo điện cơ đồ giỏi có thể chẩn đoán sự chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài với độ chính xác cao, cũng như phân biệt với các nguyên nhân đau khác do thần kinh tương tự nó, bao gồm bệnh lý rễ thần kinh và bệnh lý đám rối cánh tay.

Chụp X quang thường được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân mắc chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài để chẩn đoán loại trừ chứng rối loạn xương tiềm ẩn. Nếu dự tính phẫu thuật, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) của khuỷu tay bị ảnh hưởng có thể mô tả chi tiết hơn quá trình bệnh lý gây nên chứng chèn ép dây thần kinh (ví dụ, gai xương, gần dày lên) Chụp X quang đỉnh phổi có thể giúp loại trừ khả năng chèn ép do u đỉnh phổi hoặc một số khối u khác ở đám rối cánh tay.

Các xét nghiệm sàng lọc bao gồm xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng hồng cầu, xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA, và sinh hóa máu nên được thực hiện để loại nhân khác gây ra cơn đau của bệnh nhân. Tiêm dây thần kinh có thể giúp cả chẩn đoán và điều trị.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Bệnh rễ thần kinh cổ và khuỷu tay quần vợt có thể bị nhầm lẫn với chứng chèn ép dây thần kinh. Khi mắc chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài, bệnh nhân cảm thấy đau nhất khi bị chạm vào điểm ngang mức cần cơ nhị đầu, trong khi đó với bệnh khuỷu tay quần vợt, cơn đau đỉnh điểm xuất hiện khi chạm vào điểm ngay qua mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Đo điện cơ đồ (EMG) có thể phân biệt được bệnh rễ thần kinh cổ và chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài với chứng khuỷu tay quần vợt. Hơn nữa, bệnh rễ thần kinh cổ và chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài có thể cùng tồn tại như hội chứng chèn ép kép. Hội chứng chèn ép kép thường xuất hiện với chứng chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay hoặc với hội chứng rãnh khối xương cổ tay.

5. ĐIỀU TRỊ

Điều trị bảo tồn ngắn được chỉ định cho những bệnh nhân mắc chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay, bao gồm thuốc giảm đau đơn giản, thuốc kháng viêm không steroid, hoặc chất ức chế cyclooxygenase-2, cùng với nẹp để tránh gấp khuỷu tay.

Nếu triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 1 tuần, có thể tiếm dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay. Nếu những điều trị trên không hiệu quả hoặc nhận thấy tổn thương thần kinh tăng lên, cần chỉ định phẫu thuật giảm áp cho dây thần kinh bì cẳng tay ngoài. Như đã đề cập, MRI khuỷu tay bị ảnh hưởng có thể làm rõ nguyên nhân bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh.

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Thất bại trong xác định và điều trị chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ngay lập tức có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân, bác sĩ lâm sàng phải loại trừ các nguyên nhân khác gây đau tương tự các triệu chứng của chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài như khối u Pancoast.

Phong bế dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay tương đối an toàn. Các biến chứng chính là do vô ý tiêm vào động mạch bì cẳng tay ngoài và dị cảm dai dẳng ngay sau sự tổn thương thần kinh do kim tiêm. Bởi vì dây thần kinh đi qua rãnh thần kinh bì cẳng tay ngoài được bao quanh bởi dải xơ dày, cần tiêm từ từ cẩn thận, chỉ gần đến rãnh, để tránh tổn thương của dây thần kinh.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Chứng chèn ép dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay thường bị chẩn đoán nhầm với khuỷu tay quần vợt, điều này lý giải tại sao nhiều bệnh nhân với chẩn đoán giả định khuỷu tay quần vợt không đáp ứng với các phương pháp bảo tồn. Phong bế dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ở khuỷu tay là một kỹ thuật đơn giản và an toàn để đánh giá và điều trị chứng bệnh này.

Trước khi phong bế thần kinh, một cuộc kiểm tra thần kinh cẩn thận nên được thực hiện để xác định sự tổn thương sau khi phong bế thần kinh. Tỉ lệ dị cảm dai dẳng có thể giảm bằng cách phong bế thần kinh gần gốc rãnh dây thần kinh bì cẳng tay ngoài và tiêm chậm.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 04. Các hội chứng đau khuỷu tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận