Giải phẫu chức năng đĩa đệm cột sống

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.

Chiều cao của đĩa đệm được xác định bằng khoảng cách giữa hai thân đốt sống. Bình thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân đốt sống Ịà 1/6 đến 1/4.

Vùng cột sống cổ có 5 đốt sống cổ (giữa chẩm và C1 không có đĩa đệm) và một đĩa đệm chuyển đoạn giữa C7-D1. Vùng cột sống lưng, thắt lưng có các đĩa đệm giữa 2 thân đốt sống, và đoạn chuyển tiếp L5/S1. Vùng cùng có các đĩa đệm nhỏ giữa các xương, vùng cụt không còn đĩa đệm.

II. CẤU TRÚC ĐĨA ĐỆM

Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt sống, bao gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.

1. Nhân nhầy

Nhân nhầy (nucleus pulposus) nằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi ở phía sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhôm sulphat có tác dụng hút và ngậm nước, đồng thòi ngăn cản sự khuyêch tán ra ngoài (nên nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, cao nhất lúc mối sinh (trên 90%) và giảm dần theo tuổi).

Do đó nhân nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống.

Nhân nhầy di chuyển theo hướng ngược lại với hướng vận động của cột sống (khi gấp người, nhân nhầy chuyển động về phía sau và đĩa đệm hẹp lại ỏ phía trước; khi nghiêng phải, đĩa đệm di chuyển sang bên trái…).

Giải phẫu đĩa đệm cột sống

2. Vòng sợi

Vòng sợi (annulus tibrosus) bao gồm những sợi sụn (íìbro – cartilage) rất chắc và đàn hồi đan ngược vào nhau theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của đĩa đệm. Các lá sợi ngoại vi xếp sát nhau và thâm nhập vào phần vỏ xương của đốt sống, các lá sợi trung tâm được xếp lỏng dần vòng quanh nhân nhầy.

Các lá sợi chạy chếch từ đốt sống này sang đốt sống kia và các sợi của lá sợi này chạy vuông góc vối các sợi của lá sợi bên cạnh. Cách sắp xếp này cho phép đốt sống cạnh nhau có thể chuyển động một chút nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của chúng.

3. Mâm sụn

Mâm sụn (cartilagenous plate) là hai tấm sụn trong được cấu tạo bằng hợp chất sụn hyaline. Mâm sụn gắn chặt vào phần trung tâm của hai mặt trên và mặt dưới của hai thân đốt sống liền kề. Mặt kia của mâm sụn gắn vào nhân nhầy và vòng sợi. Mâm sụn có các lỗ nhỏ giống như lỗ sàng có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm (theo kiểu khuếch tán) và bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm vi khuẩn từ xương đi tớii.

4.3 6 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận