Đánh giá và chẩn đoán bệnh cơ xương khớp

Đánh giá và chẩn đoán bệnh cơ xương khớp

Làm các thăm dò xét nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá. Những xét nghiệm thông thường gồm tốc độ lắng máu, phản ứng tìm yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân

Thăm khám bệnh nhân

Bệnh lý thấp khớp có thể được chẩn đoán ngay tại phòng khám hoặc bệnh phòng thông qua việc hỏi tiền sử và thăm khám thực thể. Nhìn chung, có hai đầu mối trên lâm sàng có ích nhất cho chẩn đoán đó là: đặc điểm của tổn thương khớp và sự có mặt hay vắng mặt của các biểu hiện ngoài khớp. Đặc điểm tổn thương khớp được xác định khi trả lòi 3 câu hỏi sau đây:

(1) Có viêm hay không?

(2) Bao nhiêu khớp bị tổn thương?

(3) Những khớp đặc biệt nào bị ảnh hưởng?.

Biểu hiện của viêm khớp gồm sưng, nóng, đỏ và cứng khớp buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút. Số khớp bị bệnh và vị trí tổn thương rất cổ ích cho chẩn đoán phàn biệt. Một số bệnh, chẳng hạn như bệnh gút, điển hình là tổn thương một khớp, trong khi những bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, lại chủ yếu là tổn thương nhiều khớp. Vị trí khớp bị tổn thương cũng khác nhau.

Chỉ có hai bệnh mà tổn thương chủ yếu ở khớp ngón xa, đó là thoái khớp và viêm khớp vảy nến. Sự có mặt hay vắng mặt của những biểu hiện ngoài khớp (sẽ được trình bày chi tiết trong từng bệnh lí) như sốt, nổi ban, nốt hoặc những triệu chứng thần kinh, rất có ích cho chẩn đoán phân biệt.

Làm các thăm dò xét nghiệm để hoàn thiện việc đánh giá. Những xét nghiệm thông thường gồm tốc độ lắng máu, phản ứng tìm yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân và các kháng thể khác, phân tích dịch khớp, chụp X quang. Những thăm dò này rất quan trọng cho chẩn đoán và là cơ sở để đánh giá các kết quả điều trị.

Chọc khớp và phân tích dịch khớp

Phân tích dịch khớp có thể cung cấp những thông tin đặc biệt giúp cho chẩn đoán các bệnh khớp. Những chống chỉ định chọc khớp gồm: nhiễm trùng da trên chỗ chọc, bệnh lý đông máu, các rối loạn chảy máu hoặc bệnh nhân không có khả năng cộng tác. Hầu hết các khớp đều có thể chọc dễ dàng.

Bảng. Ý nghĩa chẩn đoán của các kiểu tổn thương khớp

Các thông số Tính chất Bệnh lý đặc trưng
Viêm

Không

Viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống, gút

Thoái khớp (hư khớp)

Số khớp bị tổn thương (1) Một khớp

(2) Vài khớp (2 – 4)

(3) Nhiều khớp (≥ 5)

(1) Gút, chấn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh Lyme

(2) Bệnh Reiter, viêm khớp vảy nến, bệnh viêm khớp do bệnh viêm ruột

(3) Viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống

Vị trí tổn thương (1) Khớp ngón xa

(2) Khớp bàn ngón tay,            cổ tay

(3) Khớp bàn ngón chân cái

(1) Thoái khớp, viêm khớp vảy nến (không có trong viêm khớp dạng thấp)

(2) Viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống (không có trong hư khớp)

(3) Gút, thoái khớp (hư khớp)

Các việc cần làm

Khi phân tích dịch khớp cần đánh giá những khía cạnh sau đây:

Đánh giá chung: Nếu dịch khớp có mầu xanh hoặc đục mủ cần nhuộm Gram. Nếu là dịch máu đồng nhất nên xem xét khả năng có rối loạn chảy máu hoặc chấn thương.

Soi kính hiển vi: Kính hiển vi ánh sáng phân cực có bù có thể xác định và phân biệt những tinh thể monosodium urat (trong bệng gút) và những tinh thể calci pyrophosphat (trong bệnh giả gút).

Nuôi cấy: Nuôi cấy tìm những vi khuẩn thông thường cũng như những nuôi cấy đặc biệt tìm lậụ cầu, trực khụẩn lao khi có chỉ định.

Đánh giá kết qủa

Mặc dù việc phân tích dịch khớp có thể cho phép chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn và viêm khớp vi tinh thể song cũng cần phải biết rằng nhiều bệnh lý khác cũng có thể có những kết quả sinh hóa và tế bào học tương tự. Dù sao việc phân tích dịch khớp có thể giúp đánh giá mức độ nặng của viêm. Dịch khớp viêm thường có trên 3 000 bạch cầu/µL, trong đó trên 50% bạch cầu là đa nhân trung tính. Dịch khớp trong những bệnh không có viêm chứa dưới 3.000 bạch cầu/µL và dưới 25% là bạch cầu đa nhân trung tính. Nồng độ glucose và protein trong dịch khớp ít có ý nghĩa, do đó ít khi được chỉ định.

Bảng. Phân tích dịch khớp

Thông số Bình thường Nhóm I
Không viêm
Nhóm II
Có viêm
Nhóm III
Nhiễm khuẩn
Thể tích (mL) (khớp gối) < 3,5 Thường > 3.5 Thường > 3.5 Thường > 3.5
Độ trong Trong suốt Trong suốt Mờ đến đục Đục
Màu sắc Không màu Vàng Vàng đến vàng đục Vàng đến xanh
Số lượng bạch cầu (trong 1/µL) < 200 200 – 3.000 3.000 – 50.000 > 50.000(1)
Bạch cầu đa nhân trung tính % < 25% < 25% > 50% > 75%(1)
Nuôi cấy Âm tính Âm tính Âm tính Thường (+)
Glucose (mg/dL) Gần giống huyết thanh Gần giống huyết thanh Lớn hơn 25, thấp hơn huyết thanh Nhỏ hơn 25, thấp nhiều so với huyết thanh

(1) Số lượng thấp hơn trong trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn có độc tính thấp khi đã dùng thuốc kháng sinh.                                        

Bảng. Chẩn đoán phân biệt các nhóm dịch khớp(1)                        

Nhóm I (Không viêm)       

Thoái khớp (hư khớp).

Chấn thương2.

Viêm xương sụn tách.

Bệnh u xương sụn.

Tổn thương khớp trong các bệnh thần kinh2.

Viêm giai đoạn sớm hoặc lui bệnh.

Bệnh xương khớp phì đại3.

Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt hắc tố2.

Nhóm II (Có viêm)

Viêm khớp dạng thấp.

Viêm màng hoạt dịch do vi tinh thể (gút và giả gút).

Hội chứng Reiter.

Viêm cột sống dính khớp.

Viêm khớp vảy nến.

Viêm khớp đi kèm viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng.

Thấp khớp cấp3.

Luput ban đỏ hệ thống.

Xơ cứng bì toàn thể3.

Lao.

Nhiễm khuẩn do nấm.

Nhóm III (Mủ)

Nhiễm khuẩn sinh mủ.

Xuất huyết

Hemophillia hoặc những bệnh lý rối loạn chảy máu khác.

Chấn thương kèm hoặc không kèm gẫy xương.

Bệnh khớp do thần kinh.

Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt hắc tố.

U màng hoạt dịch.

U mạch hoặc khối u lành tính khác.

(1) Theo Rodnan GP (editor): Primer on the rheumatic diseases, 7th ed.

(2) Có thể có chảy máu.

(3) Nhóm I hoặc II.

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận