Đau do viêm khớp vai

Viêm xương khớp vai khá phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên vẫn cần phải phân biệt với các nguyên nhân khác gây đau vai bao gồm rách chóp xoay.

1. Hội chứng lâm sàng

Khớp vai là khớp dễ bị viêm do rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương đến sụn khớp. Viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau vai và giảm chức năng. Điều này có thể xảy ra sau một chấn thương hoặc vi chấn thương lặp lại nhiều lần. Đau quanh vùng vai và cánh tay, tăng lên khi vận động là biểu hiện gặp ở đa số các bệnh nhân có viêm xương khớp vai. Ngoài ra bệnh nhân cũng thường thấy khó ngủ và mất vận động tiến triển

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Đa số bệnh nhân đều xuất hiện đau vai thứ phát sau viêm xương khớp, bệnh lý chóp xoay khớp vai (rotator cuff) hay viêm khớp sau chấn thương với đau khu trú quanh vai và phần trên cánh tay. Cử động làm đau tăng lên, ngược lại khi nghỉ ngơi và chườm ấm sẽ giảm. Đau nhức, liên tục và có thể gây mất ngủ.

Đau do viêm khớp vai
Đau do viêm khớp vai

Một vài bệnh nhân có cảm giác khô rít hoặc nổ lốp bốp khi cử động khớp bị đau và tiếng lắc rắc có thể phát hiện trên khám lâm sàng

Ngoài đau, bệnh nhân có viêm khớp vai thường giảm dần chức năng bởi vì bị hạn chế phạm vi vận động vai. Sự thay đổi này gây khó khăn khi làm các động tác hàng ngày như chải tóc bằng một tay, cài áo nịt ngực hay với tay qua đầu. Nếu tình trạng không vận động kéo dài, có thể xảy ra teo cơ và tiến triển làm cứng khớp vai.

3. Cận lâm sàng

Chụp X – quang thường quy được chỉ định cho tất cả bệnh nhân có triệu chứng đau vai.

Dựa vào các biểu hiện khác trên lâm sàng của bệnh nhân mà có thể làm thêm một số xét nghiệm như tống phân tích tế bào máu, tốc độ lắng hồng cầu và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.

Chụp MRI khớp vai được chỉ định nếu nghi ngờ rách chóp xoay khớp vai.

Chụp cắt lớp xạ hình xương được chỉ định nếu nghi ngờ khả năng ung thư tiên phát hoặc di căn.

4. Chẩn đoán phân biệt

Viêm xương khớp là thể thường gặp nhất trong viêm khớp gây đau vai; tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương và bệnh lý chóp xoay cũng là những nguyên nhân phổ biến gây đau vai.

Những nguyên nhân ít gặp hơn gây đau vai bao gồm bệnh lí collagen mạch máu, nhiễm trùng, viêm màng hoạt dịch thể lông nốt (villonodular synovitis) và bệnh Lyme.

Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính thường có các triệu chứng toàn thân điển hình như sốt và phát ban nên rất dễ nhận biết; bệnh được chẩn đoán bằng nuôi cấy và điều trị bằng kháng sinh thay vì liệu pháp tiêm.

Bệnh lí collagen mạch máu thường thể hiện như một bệnh lý đa khớp chứ không đơn thuần giới hạn ở khớp vai; tuy nhiên, đau vai thứ phát do bệnh lí collagen mạch máu đáp ứng tốt với tiêm nội khớp sẽ được miêu tả dưới đây.

5. Điều trị viêm khớp vai

Điều trị ban đầu triệu chứng đau và hạn chế vận động do viêm xương khớp vai bao gồm thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc ức chế cyclooxygenase – 2 và phối hợp một số liệu pháp vật lí. Chườm nóng hay lạnh tại chỗ có thể giảm đau. Đối với bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị này, tiêm nội khớp giảm đau tại chỗ là bước tiếp theo.

Quy trình tiêm nội khớp vai

  • Tiêm nội khớp vai, bệnh nhân nằm ngửa sát khuẩn vùng da trên vai, lưới mỏm cùng vai và khe khớp. Với quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt, nhân viên y tế tiến hành gắn xi lanh vô khuẩn chứa 2ml dung dịch thuốc gây tê tại chỗ bupivacaine và 40mg methyl prednisolone với kim tiêm 250 dài 1,5 Inch. Sau khi xác định điểm gia mỏm cùng vai, lùi xuống dưới 2,5cm là khe khớp vai. Đưa kim tiệm cẩn thận tiêm qua da và tổ chức dưới da, qua bao khớp và vào trong khớp.
  • Nếu bị chạm tới xương đưa kim về tổ chức dưới da sau đó định hướng lại lên trên và vào trong hơn một chút. Sau khi vào được khe khớp, tiến hành bơm thuốc từ từ. Có thể cảm thấy chút kháng lực khi tiêm; nếu cảm thấy kháng lực lớn thì kim tiêm có thể đang ở trong gần hoặc dây chằng và nên đẩy kim thêm một chút để vào khe khớp cho tới khi cảm thấy bơm thuốc dễ dàng hơn.
  • Sau khi rút kim ra thì ép bông vô khuẩn và chườm đá tại chỗ tiêm. Vài ngày sau khi tiêm nên tư vấn cho bệnh nhân một số các liệu pháp vật lý trị liệu bao gồm chườm nóng và bài tập cử động nhẹ nhàng để cải thiện tầm hoạt động. Cần tránh những động tác mạnh bởi có thể làm các triệu chứng trầm trọng hơn.


6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Kỹ thuật tiên này rất an toàn nếu cẩn thận chú ý vào đặc điểm giải phầu trên lâm sàng. Cần phải tuân thủ các bước vô khuẩn để tránh nhiễm trùng, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ cho người thực hiện. Việc ép chặt vị trí tiêm ngay sau khi rút kim ra sẽ tránh xuất hiện vết bầm và tụ máu.

Xem thêm bài viết: Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị

Biến chứng chính của tiệm nội khớp vai là nhiễm trùng mặc dù rất hiếm khi xảy ra nếu tuân thủ chặt chẽ các bước vô khuẩn. Khoảng 25% bệnh nhiên có dấu hiệu đau tăng thoáng qua sau tiêm khớp vai và điều này nên được cảnh báo trước cho bệnh nhân.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Viêm xương khớp vai khá phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên vẫn cần phải phân biệt với các nguyên nhân khác gây đau vai bao gồm rách chóp xoay. Tiêm nội khớp rất hiệu quả trong điều trị đau thứ phát do viêm khớp vai. Nếu có kèm theo viêm bao khớp và viêm gân có thể làm đau tăng lên và cần có các phương pháp điều trị khác ngoài tiệm giảm đau bằng thuốc tê tại chỗ và methylprednisolone. Các thuốc giảm đau thông thường và NSAIDs hay thuốc ức chế COX – 2 có thể sử dụng đồng thời với liệu pháp tiêm.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 03. Các hội chứng đau vai
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận