Bài tập cho bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm (hay tình trạng viêm khớp thái dương hàm), nếu được tập bài tập đúng cách, bệnh nhân sẽ được phục hồi nhanh hơn

Xem thêm:

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD, TMJ)

Viêm khớp thái dương hàm: Triệu chứng, điều trị

1. Cơ chế tác động của các bài tập:

Hiện chưa rõ cơ chế giảm đau của các bài tập này. Tuy nhiên, các bs cho rằng những bài tập này giúp giảm đau hiệu quả do:

  • Kéo dãn cơ vận động hàm
  • Kéo dãn khớp hàm
  • Thư giãn hàm
  • Tăng khả năng vận động của hàm
  • Giảm tiếng Click
  • Thúc đẩy hồi phục khớp hàm

2. Bài tập khớp thái dương hàm

9 Bài tập của Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) và Bệnh viện Hoàng gia Surrey:

2.1. Lưu ý khi tập luyện:

  • Không nên thực hiện các bài tập khi bệnh nhân thấy cơn đau dữ dội. Khi cơn đau cải thiện hơn, mới bắt đầu chế độ tập khớp thái dương hàm
  • Khi thực hiện bài tập, hãy bắt đầu từ từ. Nếu có cảm thấy đau khi tập ngày đầu tiên, điều đó là bình thường, dần dần sẽ cải thiện. Nếu cơn đau không thể chịu đựng được, dừng tập
  • Nên tập khi thư giãn, nếu bệnh nhân tập khi không thoải mái, có thể làm đau tăng

2.2. Bài tập cho bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Bài tập 1: Thư giãn hàm

Bài tập 1: Thư giãn hàm
Bài tập 1: Thư giãn hàm

Đặt lưỡi nhẹ nhàng phía sau răng cửa trên. Há miệng nhẹ nhàng trong khi cơ hàm thư giãn. Thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 2: Miệng mở một phần

Bài tập 2:  Miệng mở một phần
Bài tập 2: Miệng mở một phần

Đặt đầu lưỡi lên vòm miệng trên, đặt một ngón tay trước tai (khớp thái dương hàm) . Ngón tay của tay kia sẽ đặt lên cằm. Há miệng khoảng 1 nửa, sau đó ngậm miệng lại, khi ngậm miệng thì ngón tay đặt tại cằm tạo một lực kháng nhẹ. Thực hiện 6 lần

Bài tập 3: Bài tập mở miệng hoàn toàn

Tương tự bài tập 2, nhưng miệng mở rộng hơn (mở hoàn toàn)

Bài tập 3:  Bài tập mở miệng hoàn toàn
Bài tập 3: Bài tập mở miệng hoàn toàn

Bài tập 4: Cằm đôi

Bài tập 4:  Cằm đôi - Nhìn thẳng
Bài tập 4: Cằm đôi – Nhìn thẳng
Bài tập 4:  Cằm đôi - Nhìn ghiêng
Bài tập 4: Cằm đôi – Nhìn ghiêng

Người tập ngồi hoặc đứng, giữ cổ thẳng, sau đó đưa cằm ra sau như 2 hình trên, tạo như người có 2 cằm, giữ 3s và thực hiện 10 lần

Bài tập 5: Đối kháng khi mở miệng:

Bài tập 5:  Đối kháng khi mở miệng
Bài tập 5: Đối kháng khi mở miệng

Đặt ngón tay dưới cằm, mở miệng từ từ, đẩy nhẹ cằm để  kháng lại. Giữ từ từ 3-6s, rồi ngậm miệng lại. Thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 6: Đối kháng khi ngậm miệng

Bài tập 6:  Đối kháng khi ngậm miệng
Bài tập 6: Đối kháng khi ngậm miệng

Dùng ngón tay kéo miệng ra, sau đó ngậm miệng lại nhẹ nhàng, trong khi ngón tay kháng lại động tác ngậm miệng. Thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 7: Đẩy lưỡi lên

Bài tập 7: Đẩy lưỡi lên
Bài tập 7: Đẩy lưỡi lên

Dùng lưỡi chạm vào vòm miệng, từ từ mở và ngậm miệng lại. Thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 8: Chuyển động hàm sang bên

Bài tập 8: Chuyển động hàm sang bên
Bài tập 8: Chuyển động hàm sang bên

Dùng vật tròn đặt giữa răng cửa của 2 hàm răng, đường kính 2cm, sau đó đẩy hàm sang 2 bên. Khi vận động dễ hơn, có thể dùng vật tròn kích thước lớn hơn. Thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 9: Đẩy hàm dưới ra trước

Bài tập 9: Đẩy hàm dưới ra trước
Bài tập 9: Đẩy hàm dưới ra trước

Đặt vật đường kính khoảng  0.5cm giữa răng cửa 2 hàm răng. Di chuyển hàm dưới về phía trước. Khi tập dễ dàng hơn, có thể tăng đường kính vật. Thực hiện 5-10 lần.

Nguồn bài tập: What Temporomandibular Joint (TMJ) Exercises Relieve Pain?

3.9 7 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận