Chứng căng cổ (Căng cứng cơ vai gáy cấp)

Chứng căng cổ là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ, chẩm, vai và chi trên. Chứng đau vai gáy cấp này thường bị nhầm lẫn với bệnh lý rễ thần kinh vùng cổ và viêm xơ cơ cổ.

1. Hội chứng lâm sàng

Chứng căng cơ có cấp tính là một tập hợp các triệu chứng bao gồm:

  • Đau vùng cổ không do rễ thần kinh,
  • Đau lan toả không theo khoanh da, lan đến vai và vùng giữa hai xương bả vai.
  • Các triệu chứng này thường đi kèm với đau đầu.

Cơ thang thường bị ảnh hưởng gây co thắt cơ và hạn chế tầm vận động cột sống cổ. Căng cơ có là thường là hậu quả của tổn thương cột sống cổ kết hợp với mô mềm nhưng cũng có thể xảy ra mà không có các yếu tố nguyên nhân rõ ràng. Những tổn thương bệnh lý gây ra hội chứng lâm sàng này có thể bắt nguồn từ các mô mềm, các khớp hoặc đĩa đệm gian đốt sống.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Đau cổ là dấu hiệu đặc trưng chứng căng cổ. Đau có thể bắt đầu từ vùng xương chẩm và lan tỏa không theo khoanh da đến hai vai và vùng giữa hai xương bả vai. Đau trong chứng căng cổ thường tăng lên khi vận động cột sống cổ và vai. Bệnh nhân thường có triệu chứng đau đầu, tăng lên khi có căng thẳng tâm lí.

Rối loạn giấc ngủ thường gặp và làm bệnh nhân khó tập trung thực hiện các công việc đơn giản. Trầm cảm cũng có thể xảy ra với các triệu chứng kéo dài.

Khi thăm khám thực thể, sờ nắn gây tăng nhạy cảm đau. Bệnh nhân thường có biểu hiện co cứng các cơ cạnh sống và cơ thang. Người bệnh có hạn chế tầm vận động, đau thường tăng lên khi thực hiện các nghiệm pháp thăm khám.

Khám thần kinh chi trên thường trong giới hạn bình thường, mặc dù bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng đau chi trên.

3. Cận lâm sàng

Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho chứng căng cơ cổ. Cận lâm sàng được dùng để phát hiện các bệnh lý tiềm tàng hoặc những bệnh khác có thể giống với chứng đau cổ (xem phần “chẩn đoán phân biệt”).

3.1. X-quang

X- quang thường quy có thể phát hiện ra các bất thường về xương của cột sống cổ, bao gồm viêm khớp, gãy xương bất thường bẩm sinh (ví như dị tật Arnold – Chiary) và khối u. Cần chú ý đến dấu hiệu mất đường cong sinh lý của cột sống cổ thường thấy.

3.2. Chụp MRI

Tất cả những bệnh nhân khởi phát với chứng căng cổ nên được chỉ định chụp MRI cột sống cổ và chụp MRI sọ não nếu đau nhiều vùng đầu và chẩm.

3.3. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, kháng nguyên kháng bạch cầu người (HLA) -B27, và sinh hoá máu tự động nên được chỉ định để loại trừ các bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn tiềm ẩn, nhiễm trùng và u.

4. Chẩn đoán phân biệt

Chứng căng cổ là một chẩn đoán dựa trên lâm sàng được hỗ trợ bởi sự kết hợp giữa hỏi bệnh sử, thăm khám thực thể, chụp X – quang và MRI. Một số hội chứng đau có thể giả triệu chứng của chứng căng cổ bao gồm

5. Điều trị chứng căng cổ

Chứng căng cổ được điều trị tốt nhất với đa liệu pháp.

  • Điều trị khởi đầu bằng vật lý trị liệu, bao gồm liệu pháp nhiệt và xoa bóp giảm đau sâu, kết hợp với thuốc chống viêm không steroid và thuốc giãn cơ. Để giảm bớt triệu chứng, tiêm phong bể ngoài màng cứng vùng cổ, phong bế nhánh giữa của rễ lưng hoặc tiêm nội khớp của khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ bằng thuốc tế tại chỗ và steroid rất có hiệu quả.
  • Các rối loạn giấc ngủ và trầm cảm được điều trị tốt nhất bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như nortriptyline, khởi đầu với một liều trước lúc đi ngủ là 25mg.
  • Phong bế khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ thường kết hợp với phong bế khớp chẩm đội để điều trị giảm đau ở vùng này. Mặc dù khớp chẩm đội không phải là một khớp thực theo ý nghĩa giải phẫu, các kĩ thuật tương tự như tiên phong bế khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ hay được các bác sĩ chuyên về đau sử dụng.

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Do có sự liên quan giải phẫu giữa tủy sống và các rễ thần kinh nên các kĩ thuật tiêm phong bế ngoài màng cứng và phong bế khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ bắt buộc phải được tiến hành bởi các bác sĩ đã nắm rõ giải phẫu định khu và có kinh nghiệm trong thực hiện kĩ thuật giảm đau này.

Do gần với động mạch đốt sống cùng với tính chất mạch máu đặc trưng của vùng này nên nguy cơ tiêm vào nội mạc là cao, thậm chí tiêm chỉ một lượng nhỏ thuốc tê vào động mạch đốt sống cũng có thể dẫn đến co giật. Do gần não và cuống não, sự hấp thu thuốc tê lại vào máu khi tiêm phong bế khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ có thể gây ra mất điều hòa. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng tăng đau đầu và cổ tạm thời sau tiêm vào các khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Chứng căng cổ là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ, chẩm, vai và chi trên. Chứng này thường bị nhầm lẫn với bệnh lý rễ thần kinh vùng cổ và viêm xơ cơ cổ. Các bác sĩ phải loại trừ các bệnh lí tuỷ cố như rỗng tủy, bệnh này có thể biểu hiện ban đầu tương tự chứng căng cổ.

Viêm cột sống dính khớp có thể biểu hiện triệu chứng giống chứng căng cổ và cần phải xác định chính xác để tránh tổn thương khớp và khuyết tật chức năng.

Nhiều chuyên gia về đau cho rằng phong bế khớp mỏm khớp bên đốt sống cổ và phong bế khớp chẩm – đội không được tận dụng để điều trị đau cổ và đau đầu sau chấn thương và các phương pháp này nên được cân nhắc nếu tiêm phong bế ngoài màng cứng và phong bế thần kinh chẩm không đem lại hiệu quả giảm đau như ý.

5 3 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 02. Các hội chứng đau ở cổ và đám rối thần kinh cánh tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận