Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay là một trong những bệnh chèn ép dây thần kinh ngoại biên thường gặp trong thực hành lâm sàng. Nguyên nhân là do dây thần kinh trụ bị chèn ép bởi một nhóm mạc (cân) bắt từ mỏm lồi cầu trong của xương cánh tay đến đường giữa của mỏm khuỷu, chèn ép trực tiếp vào dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, và các động tác khuỷu được lặp đi lặp lại.
CHÈN ÉP THẦN KINH TRỤ KHUỶU TAY
Mục lục bài viết
I. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG
Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay là một trong những bệnh chèn ép dây thần kinh ngoại biên thường gặp trong thực hành lâm sàng. Nguyên nhân là do dây thần kinh trụ bị chèn ép bởi một nhóm mạc (cân) bắt từ mỏm lồi cầu trong của xương cánh tay đến đường giữa của mỏm khuỷu, chèn ép trực tiếp vào dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, và các động tác khuỷu được lặp đi lặp lại. Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay còn được gọi là liệt thần kinh trụ muộn, hội chứng đường hầm thần kinh trụ, và viêm dây thần kinh trụ.
Hội chứng chèn ép dây thần kinh này được thể hiện như đau, cảm giác tê từ phía bờ trụ cẳng tay lan xuống đến cổ tay và ngón tay 4,5 . Một số bệnh nhân cũng nhận thấy đau quy chiếu phía trong xương bả vai cùng bên. Không được điều trị, hội chứng chèn ép dây thần kinh ở khuỷu tay để lại hệ quả là giảm vận động và cuối cùng là sự co cứng gấp ngón 4,5.
Triệu chứng thường bắt đầu sau vận động khuỷu lặp lại nhiều lần hoặc sức ép được lặp lại trên khuỷu tay, chẳng hạn như chống đẩy. Chèn ép trực tiếp đến dây thần kinh trụ trong đường hầm bên trụ có thể dẫn đến kết quả đã được trình bày như trên. Yếu tố thuận lợi của hội chứng này là bệnh tiểu đường và nghiện rượu, có nguy cơ cao cho sự phát triển của hội chứng chèn ép dây thần kinh ngoại biên ở khuỷu tay.
II. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Khám lâm sàng giúp phát hiện những vị trí đau dọc theo đường đi của thần kinh trụ ở khuỷu tay. Dấu hiệu Tinel dương tính khi thần kinh trụ đi nông. Hiện tượng yếu các cơ ở cẳng tay và bàn tay do dây thần kinh trụ chi phối có thể xác định được bằng cách khám trương lực cơ (kiểm tra thủ công), tuy nhiên trong giai đoạn sớm của hội chứng đường hầm thường đau dọc theo đường đi của dây thần kinh và có thể tê bì bờ trụ ngón 5.
Tổn thương gây teo cơ có thể thấy khi khám bàn tay. Bệnh nhân mắc chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay thường có dấu hiệu Froment dương tính. do yếu các cơ gấp ngắn và khép các ngón. Nhiều bệnh nhân cũng dương tính với dấu hiệu Wartenberg, với những bệnh nhân này họ thường phàn nàn rằng ngón 5 hay bị dạng ra nên khó đút tay vào túi quần
III. CẬN LÂM SÀNG
Sử dụng điện cơ và đánh giá tốc độ dẫn truyền thần kinh là những thăm dò cần thiết và một số nhà điện cơ có kinh nghiệm có thể chẩn đoán được những trường hợp dây thần kinh ở khuỷu tay bị chèn ép với độ chính xác cao cũng như chẩn đoán phân biệt được các nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên khác bao gồm bệnh lý rễ và đám rối thần kinh.
X-quang thường được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu để loại trừ các bệnh lý xương kín đáo. Nếu dự kiến phẫu thuật, hình ảnh cộng hưởng từ ở khuỷu tay có thể là mô tả đáng tin cậy về bệnh lý chèn ép dây thần kinh trụ (ví dụ như kích thước xương do dải gân dày đặc,..).
Hình ảnh siêu âm dây thần kinh trụ cũng có thể giúp xác định tổn thương thần kinh.
Nếu nghi ngờ là khối u Pancoast hoặc nghi ngờ một số khối u khác của dây thần kinh cánh tay, chụp X-quang ngực với tư thế đỉnh phổi ưỡn có thể rất hữu ích.
Nếu chưa chẩn đoán được, cần phải thực hiện các xét nghiệm, như tổng phân tích máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác. Kỹ thuật tiêm được mô tả dưới dây được dùng như một phương pháp chẩn đoán và điều trị.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chèn ép dây thần kinh trụ ở khủy tay thường bị chẩn đoán nhầm với hội chứng Golfer, điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân cho rằng mình bị chấn thương khuỷu tay do chơi golf không đáp ứng với các biện pháp điều trị ban đầu.
Ở những bệnh nhân mắc hội chứng đường hầm thần kinh trụ, bệnh nhân rất nhạy cảm với đau khi ấn dọc theo đường đi của dây thần kinh trụ nằm bên dưới lồi cầu trong khoảng 1-inch, trong khi đó hội chứng khuỷu tay của người chơi golf, vùng nhạy cảm ở ngay dưới lồi cầu trong.
Hội chứng đường hầm thần kinh trụ cũng nên được phân biệt với bệnh lý rễ thần kinh cổ C7, C8. Hơn nữa, bệnh lý rễ tủy có và chèn ép dây thần kinh trụ có thể kết hợp như hội chứng chèn ép đôi. Hội chứng chèn ép đôi được thấy phổ biến nhất ở chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay.
V. ĐIỀU TRỊ
Một liệu trình điều trị ngắn phù hợp bao gồm thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc chống viêm không steroid, hoặc chất ức chế cyclooxygenase-2, cùng với nẹp để tránh gập khuỷu tay, được chỉ định ở những bệnh nhân có dây thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu tay. Nếu không có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng trong vòng 1 tuần, tiêm can thiệp dây thần kinh trụ ở khuỷu tay là bước tiếp theo.
Tiêm dây thần kinh trụ ở khuỷu tay được thực hiện bằng cách đặt bệnh nhân nằm ngửa, khép cánh tay, khuỷu tay ngửa ra ngoài, và mu tay nằm ở trên một chiếc khăn gấp. Dùng 5-7ml thuốc gây tê được hút vào bơm tiêm vô trùng 12 ml. Đối với lượng đầu tiên, 80 mg methylprednisolone pha với thuốc gây tê. 40 mg depot steroid được tiêm ở các lần sau.
Các bác sĩ lâm sàng xác định được mỏm khuỷu và lồi cầu trong xương cánh tay, ống dây thần kinh trụ ở giữa hai mốc xương này. Sau khi sát trùng da, một kim 5/8 inch, 25-guage được tiêm vào gần rãnh và từ từ tiến nhẹ tới theo quỹ đạo hướng về phía đầu. Khi kim đã tiến lên khoảng 0,5 inch, một cảm giác tê bì sẽ xuất hiện trong vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh trụ.
Cần dẫn trước trước bệnh nhân phải thông báo ngay khi xuất hiện dị cảm. Sau khi dị cảm xảy ra và vùng phân bố của nó được xác định, rút chân không để chắc chắn kim không chọc vào mạch máu. Nếu kết quả rút không có máu và không có dị cảm kéo dài trong vùng phân bổ của dây thần kinh trụ, thuốc gây tê sẽ được tiêm chậm đồng thời bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và độc tính gây tê tại chỗ. Nếu không thể tiêm vào, có thể dùng cách tê theo kiểu tỏa như nan quạt như tê vết thương, chú ý để tránh tiêm vào tĩnh mạch.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị này hoặc trải qua sự suy giảm thần kinh kéo dài, mổ dây thần kinh trụ được chỉ định. Như đã đề cập trước đó, MRI của khuỷu tay có thể làm rõ quá trình liên quan đến dây thần kinh trụ bị chèn ép.
VI. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
Không chẩn đoán và điều trị chèn ép dây thần kinh ở khuỷu tay kịp thời có thể dẫn đến thương tổn thần kinh. Để tránh nguy cơ cho bệnh nhân, các bác sĩ lâm sàng cũng phải loại trừ những nguyên nhân khác bởi vì đau và tê cũng giống như các triệu chứng của bệnh chèn ép dây thần kinh trụ, như khối u Pancoast chẳng hạn.
Can thiệp dây thần kinh trụ ở khuỷu tay tương đối an toàn. Các biến chứng chính là không chú ý để tiêm vào trong mạch máu và những dị cảm thứ cấp kéo dài do chấn thương bởi kim gây ra cho dây thần kinh.
VII. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG
Chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay thường bị chẩn đoán nhầm với chấn thương khuỷu tay do chơi golf. Nó cũng phải được phân biệt với bệnh lý rễ tủy cổ liên quan đến đốt sống C8, tuy nhiên bệnh rễ thần kinh và chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay có thể cùng tồn tại trong hoàn cảnh chèn ép đôi. Khối u Pancoast làm tổn thương các dây thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay cũng có thể giống như chèn ép dây thần kinh trụ và chúng phải được loại bỏ bằng phương pháp chụp đỉnh phổi ưỡn.
Nếu nghi ngờ là hội chứng đường hầm thần kinh trụ ở khuỷu tay, tiêm dây thần kinh trụ ở khuỷu tay với thuốc gây tê cục bộ và steroid sớm. Đây là biện pháp kiểm tra đơn giản và an toàn cho đánh giá và điều trị chèn ép dây thần kinh trụ. Trước khi phong tỏa dây thần kinh trụ được thực hiện, kiểm tra cẩn thận và nên được thực hiện để xác định mức thương tổn thần kinh trước đó, sau đó có thể cho là do dây thần kinh.
Sự mất ngủ dai dẳng có xu hướng phát triển khi dây thần kinh bị chặn ở mức này. Các tỷ lệ biến chứng này có thể giảm xuống bằng cách ngăn chặn dây thần kinh đến gần rãnh dây thần kinh trụ và tiêm từ từ