Viêm túi thanh mạc liên gai vùng cổ ngực là bắt buộc nếu đạt được hiệu quả giảm đau kéo dài. Các phương pháp vật lý trị liệu, bao gồm chườm ẩm tại chỗ. Các bài tập căng duỗi nhẹ nhàng và xoa bóp sâu giảm đau có tác dụng cải thiện và có thể sử dụng đồng thời với nhóm thuốc NSAIDs.
Mục lục bài viết
1. Hội chứng lâm sàng
Các dây chằng liên gai của các đốt sống cổ dưới và đốt sống ngực trên cùng các cơ lân cận dễ tiến triển các triệu chứng đau cấp và mãn tính sau khi vận động quá mức. Người ta cho rằng viêm túi thanh mạc gây ra các triệu chứng đau này.
Thông thường, bệnh nhân biểu hiện đau ở đường giữa sau các vận động kéo dài đòi hỏi phải ngửa cổ hết cỡ, ví dụ như sơn trần nhà hay sau khi sử dụng màn hình máy tính để quá cao.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Đau khu trú ở vùng liên gai giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống ngực T1 và không lan. Đau dai dẳng, âm ỉ và nhức nhối. Bệnh nhân cố gắng giảm đau bằng cách cố giữ ở tư thế gù lưng và đầu cố ra phía trước. Ngược lại với đau do sự căng cơ cổ, đau trong viêm túi thanh mạc liên gai vùng cổ ngực thường cải thiện khi vận động và tăng lên khi nghỉ ngơi.
Khi thăm khám lâm sàng, ấn vào vùng C7 – T1 sẽ có nhạy cảm đau cùng với phản xạ co cứng ở hệ thống cơ quanh gai lân cận. Bệnh nhân có hạn chế tầm vận động và đau tăng lên khi duỗi các đốt sống cổ dưới và đốt sống ngực trên.
3. Cận lâm sàng
3.1. Chụp MRI
Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán viêm túi thanh mạc vùng cổ ngực, mặc dù chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện ra hiện tượng viêm của các túi thanh mạc vùng liên tai. Xét nghiệm chủ yếu nhằm phát hiện các quá trình bệnh lý tiềm ẩn hay các bệnh lí có triệu chứng giống với viêm túi thanh mạc vùng cổ ngực (xem phần “chẩn đoán phân biệt”).
Chụp X- quang thể phát hiện bất kỳ các bất thường về xương vùng cột sống cổ bao gồm viêm khớp, gãy xương, các dị tật bẩm sinh (ví dụ như dị tật Arnold – Chiari) và khối u. Tất cả các bệnh nhân mới bị viêm túi thanh mạc vùng có ngực cần được tiến hành chụp MRI cột sống cổ và nếu có các triệu chứng đau nhiều vùng đầu và chấm thì chụp cả MRI sọ não.
3.2. Xét nghiệm máu
Các xét nghiệm sàng lọc bao gồm công thức máu, tốc độ lăng máu, xét nghiệm kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu tự động cần được thực hiện để loại trừ các trường hợp viêm khớp nhiễm khuấn khó phát hiện, nhiễm trùng và khối u.
4. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán viêm túi thanh mạc cổ ngực là một chấn đoán lâm sàng loại trừ được hỗ trợ bởi kết hợp giữa bệnh sử, khám lâm sàng, chụp X quang và MRI. Các hội chứng đau giống với viêm túi thanh mạc vùng cổ ngực bao gồm căng cơ vùng cổ, viêm xơ cơ vùng cố, viêm khớp và các bệnh lý tủy cố, bệnh lí rễ thần kinh, bệnh lí đám rối và các dây thần kinh. Các bất thường bẩm sinh như dị dạng Arnold – Chiari và hội chứng Klippe – Fell cũng có thể có biểu hiện tương tự với viêm túi thanh mạc cổ ngực.
5. Điều trị viêm túi thanh mạc vùng cổ ngực
Viêm túi thanh mạc vùng cổ ngực được điều trị tốt nhất bằng điều trị đa liệu pháp.
5.1. Vật lý trị liệu
Điều trị khởi đầu với vật lý trị liệu bao gồm diều chỉnh lại các bất thường chức năng (ví dụ tư thế sai, đặt ghế này máy tính ở chiều cao không hợp lý), liệu pháp trị liệu bằng nhiệt và xoa bóp sâu giảm đau.
5.2. Thuốc nội khoa
kết hợp với các nhóm thuốc chống viêm không steroid và thuốc giãn cơ xương.
5.3. Tiêm tê cục bộ
Nếu những phương pháp điều trị trên không cải thiện triệu chứng nhanh, thì bước tiếp theo có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ và steroid vào khu vực giữa dây chẳng liên gai và dây chằng vòng. Để giảm đau, có thể cân nhắc tiêm phong bế ngoài màng cứng cột sống cổ, phong bế nhánh giữa của rễ lưng hoặc tiêm nội khớp ở khớp gian đốt sống bằng thuốc tế cục bộ và steroid.
5.4. Thuốc giãn cơ
Các thuốc giãn cơ như tizanidine có thể được sử dụng nếu triệu chứng vẫn kéo dài dai dẳng.
5.5. Thuốc trầm cảm
Các rối loạn giấc ngủ và trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng như thortriptyline, khởi đầu với liều duy nhất trước khi ngủ là 25 mg
6. Biến chứng và sai lầm thường gặp
Do gần với tủy sống và các rễ thần kinh nên thủ thuật tiêm phong bế giảm đau chỉ nên được thực hiện bởi những thủ thuật viên đã nắm vững giải phẫu định khu và có kinh nghiệm trong kĩ thuật can thiệp điều trị giảm đau. Do gần với động mạch đốt sống, kết hợp với tính chất mạch máu đặc trưng của vùng này làm tăng tỉ lệ tiêm vào nội mạch, thậm chí tiêm một lượng nhỏ thuốc tê vào động thạch đốt sống cũng có thể gây co giật.
Do gần não bộ và thân vào, mất điều hòa có thể xảy ra nếu thuốc ngấm vào mạch máu khi tiêm vùng này. Rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện tăng đầu và cà thoáng sau khi tiêm vào các khớp gian đốt sống cổ.
7. Kinh nghiệm lâm sàng
Việc điều chỉnh các bất thường về chức năng gây ra viêm túi thanh mạc vùng có ngực là bắt buộc nếu đạt được hiệu quả giảm đau kéo dài. Các phương pháp vật lý trị liệu, bao gồm chườm ẩm tại chỗ, các bài tập căng duỗi nhẹ nhàng và xoa bóp sâu giảm đau có tác dụng cải thiện và có thể sử dụng đồng thời với nhóm thuốc NSAIDs.
Tiêm thuốc gây tê cục bộ và Steroid rất hiệu quả trong việc điều trị giảm đau do viêm túi thanh mạc có ngực khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Cần tránh các bài tập thể dục mạnh do nó có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng ở bệnh nhân.