Viêm xương sụn bóc tách vùng khuỷu tay

Viêm xương sụn bóc tách là hậu quả của những vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần ở sụn khớp khuỷu tay. Đau khi cử động vùng khuỷu tay. Cơn đau thường sâu, âm ỉ và khó phát hiện. Điều trị thường kết hợp đa phương thức nghỉ ngơi, thuốc, vật lý trị liệu.

VIÊM XƯƠNG SỤN BÓC TÁCH VÙNG KHUỶU TAY

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Mặc dù viêm xương sụn bóc tách được mô tả lần đầu tiên ở cuối những năm 1800 nhưng nguyên nhân cụ thể gây ra vẫn chưa biết chính xác. Tư duy hiện tại cho rằng viêm xương sụn bóc tách là hậu quả của những vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần ở sụn khớp khuỷu tay.

Các nghiên cứu cũng nêu ra rằng những vi chấn thương lặp lại này gây thiếu máu cục bộ tới sụn và các cấu trúc nâng đỡ khiến tách rời cục bộ các bộ phận của sụn khớp và xương dưới sụn. Viêm xương sụn bóc tách thường ảnh hưởng lớn tới khuỷu tay chi trên ở những vận động viên trẻ là nam giới. Các môn thể thao thường liên quan tới sự phát triển của bệnh gồm quần vợt, bóng chày, cử tạ, và các môn thể dục thi đấu.

Môn thể dục dụng cụ là một trong những môn thể thao thường có liên quan đến sự phát triển bệnh viêm xương sụn bóc tách
Môn thể dục dụng cụ là một trong những môn thể thao thường có liên quan đến sự phát triển bệnh viêm xương sụn bóc tách

Đau khi cử động vùng khuỷu tay bị ảnh hưởng xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm xương sụn bóc tách và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Cơn đau thường sâu, âm ỉ và khó phát hiện. Thường thấy được những mảnh sụn của khớp. Những trường hợp bị bệnh ở cả hai bên cũng đã được ghi nhận.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Đau do viêm xương sụn bóc tách thường là dấu hiệu đầu tiên ở bệnh nhân khi có vấn đề về khuỷu tay. Nó khá khó xác định, và bệnh nhân thường xoa bóp vùng khuỷu tay khi mô tả cơn đau của họ. Nếu xuất hiện “tiếng kêu chuột khớp” thì bệnh nhân sẽ có thể phàn nàn cảm giác lạo xạo hay tiếng kêu khi gấp hoặc duỗi khuỷu tay bên đau. Thường xuất hiện rối loạn giấc ngủ.

Bệnh nhân bị viêm xương sụn bóc tách có thể bị suy giảm khả năng duỗi hoàn toàn khuỷu tay bên bị ảnh hưởng bởi bệnh. Sự chèn ép chủ động lên khớp cánh tay quay do căng cơ có thể khiến bệnh nhân tái đau, cũng như trong test ARC, được thực hiện như sau đặt bệnh nhân sấp và ngửa căng tay khi gấp và duỗi khuỷu tay. Khám lâm sàng cũng cho thấy vùng đau khi khi ấn vào khớp khuỷu.

Nếu bệnh nhân có tổn thương cấp tính có liên quan tới khuỷu tay, thì có thể xuất hiện hiện tượng sưng tấy và hoại tử. Sự co cứng khớp cũng có thể xuất hiện và gây khó khăn cho việc duỗi khuỷu tay hoàn toàn. Ở những vận động viên tập luyện với cường độ cao, những bất thường trong các cử động này thể hiện sự thay đổi thích nghi và thường không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên các triệu chứng đau của bệnh nhân.

Giống với đau khuỷu tay do ném bóng. bệnh nhân bị viêm xương sụn bóc tách cũng thường phải chịu đựng những rối loạn ở khuỷu tay đi kèm gồm viêm gân, tổn thương dây chẳng, hội chứng đau cân cơ, chèn ép dây thần kinh và viêm bao hoạt dịch.

3. CẬN LÂM SÀNG

Nên chụp X quang ở tất cả các bệnh nhân đau khuỷu tay, để loại trừ chuột khớp (dị vật trong khớp) và những bệnh rối loạn xương ẩn như gãy xương do co giật ở khuỷu tay.

Dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định, gồm công thức máu, định lượng acid uric máu, tốc độ máu lắng, và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.

Chỉ định chụp cộng hưởng từ khuỷu tay nếu nghi ngờ khớp dễ trật, gãy (không ổn định) hay nếu những triệu chứng của viêm xương sụn bóc tách vẫn còn tiếp diễn.

Điện cơ được chỉ định để chẩn đoán các bệnh thần kinh do bị chèn ép ở khuỷu tay và loại trừ bệnh lý rễ tủy cổ. Kĩ thuật tiêm được mô tả sau đây vừa là phương pháp chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đôi khi, bệnh lý rễ tủy cổ có thể có những triệu chứng giống với viêm xương sụn bóc tách; tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh lý rễ tủy cổ thường bị đau ở cổ và đầu trên xương cánh tay cùng với những triệu chứng ở dưới khuỷu tay. Như đã đề cập ở trên, điện cơ (EMG) có thể phân biệt được bệnh lý rễ tủy và viêm xương sụn bóc tách.

Viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, viêm gân, và bệnh gout cũng có thể giống với viêm xương sụn bóc tách và gây chẩn đoán nhầm. Bao hoạt dịch khuỷu tay nằm ở mặt sau của khớp khuỷu và có thể bị viêm do tổn thương trực tiếp ở khớp hoặc do vận động quá nhiều. Những bao hoạt dịch khác dễ bị viêm nằm giữa vùng cơ nhị đầu và chỏm xương cánh tay, cũng như ở vùng trước gân trụ và xương tru.

5. ĐIỀU TRỊ

Điều trị ban đầu đối đau và mất chức năng liên quan tới viêm xương sụn bóc tách bao gồm kết hợp các thuốc chống viêm nonsteroid (NAIDs) hoặc thuốc ức chế COX-2 và vật lý trị liệu. Chườm nóng hay lạnh cục bộ cũng có thể giúp ích. Tránh bất kỳ hoạt động lặp đi lặp lại nào khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Với những bệnh nhân không đáp ứng với những phương pháp trị liệu trên, thì tiêm thuốc gây tê cục bộ và steroid là cách xử trí tiếp theo.

Kĩ thuật tiêm ở viêm xương sụn bóc tách được thực hiện bằng cách đặt bệnh nhân nằm sấp với cánh tay khép hai bên, khuỷu tay duỗi hoàn toàn, và mu bàn tay đặt trên 1 chiếc khăn đã gấp gọn để thư giãn các gân cơ bị ảnh hưởng. Lấy 1ml thuốc tê cục bộ và 40mg methylprednisolone vào xi lanh vô khuẩn 5ml. Sau khi vô khuẩn vùng da mặt trong khớp, xác định được mỏm lồi cầu trong xương cánh tay. Sử dụng kĩ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt, mũi kim tiêm 1 inch, 24 gauge được tiêm vuông góc với mỏm lồi cầu trong xương cánh tay qua lớp da và vào mô dưới da nằm trên gân bị ảnh hưởng.

Nếu chạm tới xương, cần điều chỉnh mũi kim vào mô dưới da. Tiêm nhẹ nhàng toàn bộ lượng thuốc trong xi lanh. Có thể cảm thấy một chút kháng lại kim khi tiêm. Nếu khẳng trở lớn, thì mũi kim có thể ở gân cơ và cần rút ra cho tới khi có thể tiêm với kháng trở ít nhất. Rồi rút mũi kim ra, nén chặt băng vô khuẩn và chườm túi đá vào vị trí tiêm.

Liệu pháp vật lí trị liệu, gồm chườm nóng và vận động nhẹ nhàng nên được thực hiện một vài ngày sau khi bệnh nhân được tiêm. Băng dán Velcro được đặt quanh gân cơ gấp cũng có thể giúp giảm thiếu các triệu chứng. Liệu pháp nghề nghiệp trị liệu bằng các hoạt động thường ngày cũng có thể giúp ích.

Nên tránh tập thể dục mạnh bởi chúng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và không nên chơi thể thao lại cho tới khi các triệu chứng của bệnh nhân được trị liệu toàn bộ.

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Biến chứng lớn nhất liên quan đến kĩ thuật tiêm là các tổn thương liên quan ở gân bị viêm và đã bị thương trước đó, khiến dễ bị vỡ, đứt nếu tiêm trực tiếp. Vì vậy, vị trí kim tiêm cần xác định chắc chắn ở ngoài khu vực gân cơ trước khi bác sĩ tiến hành tiêm. Một biển chứng khác của kĩ thuật tiêm là nhiễm trùng, dù cho nó khá ít khi xảy ra nếu tuân theo kĩ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt.

Tiêm khá an toàn nếu chú ý cần thận tới giải phẫu lâm sàng có liên quan; đặc biệt, dây thần kinh trụ rất dễ bị thương tổn ở khuỷu tay. Gần 25% bệnh nhân phàn nàn rằng họ thấy đau tăng lên thoáng qua sau tiêm và các bệnh nhân đều cần được giải thích trước về khả năng này.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Hiểu biết về sinh cơ học của cánh tay khi “ném qua đầu” khá cần thiết nếu bác sĩ muốn chấn đoán đúng và điều trị bệnh viêm xương sụn bóc tách này. Kĩ thuật tiêm mô tả phía trên thực sự rất hiệu quả trong điều trị cơn đau thứ phát do bệnh này. Viêm gân và bao hoạt dịch đi kèm cũng có thể là nguyên nhân đau khuỷu tay, vậy nên cần những phương pháp trị liệu bổ sung kết hợp cùng với tiêm bổ sung thuốc gây tê cục bộ và methylprednisolone.

Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường và nhóm thuốc NSAIDs đồng thời với kỹ thuật tiêm này. Bệnh lý rễ tủy có có thể giống với viêm xương sụn bóc tách và phải loại trừ ngay.

0 0 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 04. Các hội chứng đau khuỷu tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận