Đau đầu chuỗi: triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Đau đầu kiểu chuỗi rất dễ chẩn đoán nhầm với đau đầu Migraine. Chúng ta cần phát hiện các triệu chứng, đưa ra chẩn đoán và điều trị đúng.

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Cái tên đau đầu chuỗi có nguồn gốc từ đặc điểm đau đầu, đó là cơn đau xảy ra liên tiếp thành chuỗi, giữa các cơn là những giai đoạn thuyên giảm.

Không giống nhưng những rối loạn đau đầu phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ khác, đau đầu chuỗi lại thường xuất hiện ở nam giới hơn cả, với tỷ lệ nam nữ là 5:1. Đau đầu chuỗi ít phố biến hơn nhiều so với đau đầu type căng thăng hay đau đầu migraine, nó được cho rằng là chỉ ảnh hưởng ở xấp xỉ 0,5 % nam giới.

Đau đầu chuỗi thường bị chẩn đoán nhầm thành đau đầu migraine với các bác sĩ chưa có kinh nghiệm; tuy nhiên, tiền sử đau đầu định hướng sẽ giúp các bác sĩ phân biệt dễ dàng hai loại đau đầu riêng biệt này. Nhức đầu chuỗi thường khởi phát ở cuối tuổi 30, đầu tuổi 40, khác với đau đầu migraine là hầu hết luôn biểu hiện ở đầu tuổi 20.

Đau đầu kiểu chuỗi: triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Đau đầu kiểu chuỗi: triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Không như đau đầu migraine, đau đầu chuỗi không có tính gia đình, và có tiền triệu aura. Các cơn đau thường xảy ra xấp xỉ 90 phút sau khi người bệnh ngủ. Mối liên quan đến giấc ngủ này vẫn được ghi nhận ngay cả khi công nhân làm theo ca thay đổi giấc ngủ từ ban đêm sang ban ngày.

Đau đầu chuỗi cũng tuân theo đặc điểm tự nhiễm trùng với những thay đổi theo mùa khiến biến đổi thời gian trong ngày. Đặc điểm này dẫn tới tần số đau đầu chuỗi tăng trong mùa xuân và mùa thu.

Trong giai đoạn xảy ra đau đầu chuỗi, các cơn đau xuất hiện 2 hay 3 lần trong ngày và kéo dài từ 45 phút đến một giờ. Các giai đoạn đau thường kéo dài từ 8 tới 12 tuần, gián đoạn bởi thời gian thuyền giảm khoảng dưới 2 năm.

Ở những bệnh nhân nặng, giai đoạn thuyên giảm càng ngày càng ngắn hơn, và tần số cơn Có thể tăng lên tới gấp 10 lần. Tình trạng này được gọi là đau đầu chuỗi mãn tính và khác với những đau đầu chuỗi theo giai đoạn phổ biến được mô tả ở trên.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Đau đầu chuỗi được mô tả là một cơn đau đầu một bên ở sau ổ mắt và thái dương. Cơn đau bỏng rát ở sâu hoặc như dao đâm.

Khám lâm sàng trong cơn đau đầu chuỗi cho thấy có thể có

  • Hội chứng Horner, bao gồm sụp mí, co thắt đồng tử bất thường, nóng bừng mặt, xung huyết kết mạc. Ngoài ra, thường xuất hiện triệu chứng tiết nước mắt và chảy nước mũi nhiều. Những thay đổi mắt có thể không hồi phục lại được khi cơn đau lặp đi lặp lại.
  • Có thể quan sát được cả da vỏ cam (Peau d’orange) ở vùng má, nếp nhăn sâu giữa hai lông mày và mao mạch giãn.

Các cơn đau đầu chuỗi có thể bị kích hoạt bởi một lượng nhỏ rượu, nitrat, histamine hay chất hoạt mạch khác, đôi khi cả bởi thái độ phấn khích. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh không thể nằm yên mà đi đi lại lại hay đung đưa đầu qua lại liên tục. Biểu hiện này ngược lại với những hội chứng đau đầu khác mà trong cơn bệnh nhân giảm cơn đau bằng cách nằm yên trong căn phòng tối và tĩnh lặng.

Cơn đau của đau đầu chuỗi là một trong những cơn đau đầu khó chịu nhất chúng ta phải chịu đựng. Bởi mức độ nghiêm trọng của Cơn đau nên các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ việc sử dụng sai hay lạm dụng thuốc. Tỉ lệ tự sát đã cho thấy có liên quan đến những cơn đau đầu chuỗi kéo dài và không thuyên giảm.

3. CẬN LÂM SÀNG

Hiện không có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán bệnh đau đầu chuỗi. Cận lâm sàng chủ yếu để xác định các quá trình bệnh ẩn hay các bệnh khác tương tự đau đầu chuỗi (xem “Chẩn đoán phân biệt”).

Tất cả bệnh nhân mới khởi phát đau đầu gần đây được nghi là đau đầu chuỗi nên đi chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ. Nếu chức năng thần kinh rối loạn đi kèm với các triệu chứng đau đầu của bệnh nhân thì MRI được thực hiện với có hoặc không tiêm thuốc cản quang. Chụp mạch cộng hưởng từ cũng được xem xét MRI cũng nên được thực hiện ở những bệnh nhân bị đau đầu chuỗi đã ổn định trước đó mà có các triệu chứng thay đổi không giải thích được.

Các xét nghiệm sàng lọc phòng thí nghiệm bao gồm tốc độ máu lắng, công thức máu toàn phần, và sinh hóa máu tự động sẽ được thực hiện khi chẩn đoán đau đầu chuỗi còn nhiều nghi vấn.

Các đánh giá về mắt bao gồm cả đo nhân áp được chỉ định ở những bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng ở mắt rõ rệt.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đau đầu chuỗi thường được chẩn đoán trên cơ sở lâm sàng bằng cách dựa vào tiền sử đau đầu.

4.1. Đau đầu migraine

Đau đầu migraine hay bị nhầm lẫn với đau đầu chuỗi, và việc chẩn đoán sai này có thể dẫn tới kế hoạch điều trị không thích hợp bởi cơ chế vận hành của hai hội chứng đau đầu này là khác nhau. Bảng so sánh phân biệt đau đầu chuỗi với đau đầu migraine và giúp làm rõ chẩn đoán.

  Đau đầu chuỗiĐau đầu Migraine
Giới tínhNam:nữ là 5:1Nữ:nam là 2:1
Tuổi khởi phátCuối tuổi 30 đầu 40Dậy thì tới đầu 20 tuổi
Tiền sử gia đìnhKhông
AuraKhôngCó thể xuất hiện (20% thời gian)
Đặc điểm về thời gianKhông
Khoảng thời gian từ lúc khởi phát tới đỉnh điểmVài giây tới vài phútHàng phút tới hàng giờ
Tần suất2 hay 3 ngày một lầnHiếm khi > 1 lần/tuần
Thời gian kéo dài cơn45 phútThường dưới 24 giờ
So sánh đau đầu chuỗi và đau đầu Migraine

4.2. Các bệnh lý sọ não, mắt, tai mũi họng

Các bệnh về mắt, tai, mũi và các xoang cũng có thể có triệu chứng giống với đau đầu chuỗi. Hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng, kết hợp với các cận lâm sàng phù hợp giúp bác sĩ có kinh nghiệm xác định và điều trị đúng bất kì bệnh tiềm ẩn nào của hệ thống cơ quan.

Những bệnh lí sau có thể rất giống với đau đầu chuỗi và phải được xem xét ở bệnh nhân đau đầu:

  • bệnh tăng nhãn áp;
  • viêm động mạch thái dương
  • viêm xoang;
  • bệnh lí nội sọ bao gồm tụ máu dưới màng cứng mãn tính,
  • khối u,
  • áp xe não,
  • não úng thủy,
  • giả u não;
  • bệnh lị viêm gồm cả bệnh sarcoidosis.

5. ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU CHUỖI

Trong khi hầu hết các bệnh nhân bị đau đầu migraine cải thiện triệu chứng đau với thuốc chẹn beta giao cảm (8 – blocker) thì bệnh nhân đau đầu chuỗi lại đòi hỏi phải điều trị tùy theo từng cá thể.

Điều trị ban đầu thường dùng prednisone kết hợp với phong bể hạch chân bướm khẩu cái. Liều prednisone khởi đầu hợp lý là 80mg chia ra các lần uống và giảm dần 10mg/liều mỗi ngày.

Nếu những cơn đau đầu không nhanh chóng được kiểm soát thì cần thêm hít 100% oxy qua mặt nạ kín.

Nếu đau đầu kéo dài và không có nghi ngờ gì về việc chẩn đoán đau đầu chuỗi thí điều trị thử bằng lithium carbonate được cân nhắc đến. Cửa số điều trị của lithium carbonate là nhỏ, tuy nhiên nên sử dụng thuốc này cẩn thận. Liều khởi đầu là 300mg trước khi ngủ có thể tăng lên sau 48 giờ là 300mg hai lần một ngày. Nếu không có tác dụng phụ sau 48 giờ có thể tăng liều thêm nữa là 300mg ba lần một ngày. Bệnh nhân nên giữ nguyên liệu như thế này trong 10 ngày, sau đó nên giảm dần trong một tuần.

Các thuốc khác có thể được xem xét sử dụng nếu những phương pháp điều trị này không đạt hiệu quả bao gồm cả sử dụng methyserside và sumatriptan, nhóm thuốc tác dụng như sumatriptan. Trong một số trường hợp hiếm, các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả. Khi đó, tùy mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu chuỗi và nguy cơ tự sát mà phương pháp điều trị mạnh hơn được chỉ định.

Tiêu hạch gasser bằng cách tiêm glycerol hoặc sang thương bằng sóng cao tần có thể là bước điều trị hợp lý tiếp theo. Những ca nghiên cứu cho thấy rằng kích thích não sâu có vai trong điều trị bệnh đau đầu chuỗi khó chữa.

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Các nguy cơ chính ở bệnh nhân bị đau đầu chuỗi không kiểm soát được là họ có thể trở nên chán nản do cơn đau không ngớt, đau nghiêm trọng và dẫn tới ý nghĩ tự sát. Do đó, nếu các bác sĩ lâm sàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn đau của bệnh nhân thì nên xem xét đến việc nhập viện.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Đau đầu chuỗi đại diện cho một trong những loại đau đầu đau đớn nhất trong lâm sàng và phải xem như là một trường hợp đau cấp cứu.

Nói chung, đau đầu chuỗi khó điều trị hơn chứng đau đầu migraine và đòi hỏi điều trị tùy theo từng cá thể. Do mức độ nghiêm trọng của các cơn đau liên quan đến đau đầu chuỗi mà cần sử dụng nhiều phương pháp điều trị ngay trong giai đoạn sớm của đau đầu chuỗi, Các bác sĩ nên cẩn thận với những bệnh nhân có tiền sử của đau đầu chuỗi mà yêu cầu phải sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid.

8. GHI CHÚ

Hội chứng Horner là một hội chứng rối loạn hiếm gặp xảy ra khi các dây thần kinh đi từ nào đến mắt và mặt bị hỏng. Hội chứng Horner thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của mặt. Phát hiện xác nhận của hội chứng Horner bao gồm một mí mắt rũ xuống giảm kích thước con ngươi mắt và giảm tiết mồ hôi ở bên mặt bị ảnh hưởng

Peau d’cam (tiếng Pháp là “vỏ da cam” hay, theo nghĩa đen là “vỏ cam”) mô tả cơ thể với sự xuất hiện và kết cấu má rõ giống vỏ cam.

Cửa số điều trị là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song được vẽ biểu thị cho ngưỡng điều trị (nồng độ tối thiểu có tác dụng với kháng sinh nó tương ứng với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ tối thiểu gây độc (nồng độ thuốc tối đa mà cơ thể có thể dung nạp được trước khi xuất hiện tác dụng phụ gây độc của thuốc)

4.7 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 01. Các hội chứng đau vùng đầu và vùng mặt
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận