Đau thần kinh trên hố (Đau đầu của người đi bơi)

Thần kinh trên hố là một nhánh của nhánh mắt thần kinh sinh ba. Đau thần kinh trên hố thường gặp đau đầu của người đi bơi. Chẩn đoán bệnh dễ nhầm với đau đầu do các nguyên nhân khác.

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Đau đầu của người đi bơi xuất hiện ngày càng nhiều cũng với sự gia tăng số lượng người tham gia vào bơi lội như là một phần trong rèn luyện thể chất. Mặc dù mỗi cá nhân bị đau đầu khi bơi thường phàn nàn về triệu chứng đau nửa đầu phía trước, cơn đau xảy ra ngắn ngay sau khi họ bắt đầu bơi. Chứng đau này được mô tả một cách chính xác hơn giống như đau do chèn ép dây thần kinh. Kính bơi có thể quá rộng hoặc quá chật, gây ép lên dây thần kinh trên hố tại vị trí ở lỗ trên ổ mắt và đó là nguyên nhân gây nên đau đầu khi bơi.

Khởi phát các triệu chứng thường âm thầm ở hầu hết các bệnh nhân và thường xuất hiện sau khi họ đã bơi trong một khoảng thời gian, và điều này có thể do dây thần kinh trên hố bị chèn ép kéo dài. Một số báo cáo về khởi phát cấp tính của đau đầu khi bơi có tiền sử chung ở bệnh nhân là thường thắt chặt kính bơi một bên đột ngột sau khi thấy rò nước vào kính trong khi bơi.

Thần kinh trên hố (Nhánh của thần kinh V1)
Thần kinh trên hố (Nhánh của thần kinh V1)

Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng đau đầu giảm ngay khi dừng đeo kính bơi. Tuy nhiên, trong vài trường hợp có sự chèn. ép dây thần kinh trên hố mãn tính thì tổn thương dây thần kinh có thể trở thành vĩnh viễn.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Đau đầu ở người đi bơi thường ở một bên và có liên quan đến vùng da trán và da đầu được dây thần kinh trên hố chi phối. Loại đau này biểu hiện bằng tăng cảm giác da trên dây thần kinh trên hố và lan theo vùng trán, da đầu bên bệnh, nặng hơn là dị cảm và loạn cảm, và bệnh nhân thường phàn nàn là tóc của họ bị “đau”.

Với sự chèn ép kéo dài lên dây thần kinh trên hố, có thể có hiện tượng “gỗ hóa” hay mất cảm giác vùng trên ổ mắt và vùng trán. Khám lâm sàng có thể phát hiện thấy đau ở vùng da theo chi phối của dây thần kinh trên hố bị chèn ép, thậm chí là mất cảm giác. Ở một số bệnh nhân đôi khi có thể xuất hiện phù mí mắt, nguyên nhân do chèn ép mô mềm khi đeo kính bơi quá chật.

Ít gặp hơn, có thể có ban xuất huyết, xuất hiện thứ phát do tổn thương những mạch máu yếu trong mô mềm, lỏng lẻo ở mí mắt.

Chi phối cảm giác thần kinh trên hốc mắt
Chi phối cảm giác thần kinh trên hốc mắt

3. CẬN LÂM SÀNG

Không có cận lâm sàng đặc hiệu cho đau đầu ở người đi bơi. Cận lâm sàng chỉ nhằm mục đích phát hiện bệnh lý tiềm ẩn hoặc để phân biệt với những bệnh khác biểu hiện giống đau đầu khi bơi (xem phần “Chẩn đoán phân biệt”).

Tất cả bệnh nhân có khởi phát đau đầu gần đây đều nên chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não, hoặc cân nhắc chụp cắt lớp vi tính (CT) xoang, chú ý đặc biệt đến xoang trán, để phân biệt với những trường hợp viêm xoang cũng hay gặp người đi bơi.

Các xét nghiệm như công thức máu toàn phần, tốc độ mâu lắng, sinh hóa máu có thể được chỉ định nếu chẩn đoán đau đầu ở người đi bơi còn nhiều nghi vấn.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đau đầu ở người đi bơi thường được chẩn đoán dựa trên lâm sàng thông qua tiền sử đau đầu.

4.1. Đau đầu migraine

Mặc dù có sự khác biệt rõ nhưng đau đầu ở người đi bơi hay bị chẩn đoán nhầm với đau đầu migraine. Chẩn đoán sai dẫn đến kế hoạch điều trị không hợp lý và kiểm soát không tốt các triệu chứng đau đầu. Bảng so sánh giúp phân biệt đau đầu ở người đi bơi với đau đầu migraine và giúp chẩn đoán đúng bệnh ngay trên lâm sàng.

  Đau đầu ở người đi bơiĐau nửa đầu Migraine
Khởi phátVài phútVài phút đến vài giờ
Tần suấtKhi bơiÍt khi > 1 lần/tuần
Vị tríVùng da thần kinh chi phối: da đầu và tránThái dương
Đặc điểmTăng nhạy cảm da, có thể có dị cảm hoặc tê bìGiật
Thuận bênThường đau 1 bên đầuLuôn đau 1 bên đầu
Tiền triệu (aura)Không cóCó thể có
Buồn nôn, nônÍt khiThường xuyên
Thời gian kéo dàiThường kết thúc ngay khi bỏ kính bơi, nhưng đôi khi là mãn tínhThường < 24 giờ
Phân biệt đau đầu khi bơi và đau nửa đầu Migraine

4.2. Bệnh lý hàm mặt, xoang, nội sọ

Như đã được nhắc đến ở phần trên, viêm xoang trán có thể có biểu hiện giống như đau đầu ở người đi bơi, chẩn đoán phân biệt dựa vào kết quả MRI và CT.

Ít gặp hơn, viêm động mạch thái dương có thể nhầm lẫn, mặc dù viêm động mạch thái dương có biểu hiện toàn thân.

Các bệnh lí nội sọ có thể chẩn đoán nhầm với đau đầu ở người đi bơi.

5. ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TRÊN HỐ

5.1. Thay đổi kính bơi

Điều trị chính của đau đầu ở người bơi đó là thay đổi kính bơi. Đơn giản là mua kính bơi khác có vòng cao su mềm hơn. Trong một số trường hợp, các kính bơi quen thuộc có thể không chèn ép vào dây thần kinh trên hố, nhưng cần đủ rộng để tránh chèn ép vào nhãn cầu.

5.2. Thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau thông thường hoặc thuốc chống viêm không steroid có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu lạm dụng chúng.

5.3. Nhóm thuốc chống động kinh

Nếu các triệu chứng vẫn còn dai dẳng sau khi đã dùng không đeo kính bơi, gabapentin có thể được chỉ định. Các xét nghiệm máu cơ bản cần được làm trước khi bắt đầu liệu trình với 300mg gabapentin trước khi đi ngủ trong 2 đêm.

Bệnh nhân cần được cảnh báo trước về một số tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt, lú lẫn và có thể có phát ban. Sau đó, liều thuốc có thể tăng 300mg mỗi lần trên 2 ngày, tổng liều có thể lên tới 2400mg/ngày, nếu các tác dụng phụ mức độ cho phép.

Ở thời điểm này, nếu bệnh nhân đã giảm đau, cần xét nghiệm lại các thông số máu, và có thể điều chỉnh liều thuốc tăng dần bằng cách dùng viên 100mg. Ít khi gặp trường hợp phải dùng đến 3600mg/ngày.

5.4. Nhóm chống trầm cảm 3 vòng

Nếu có các biểu hiện rối loạn giấc ngủ, amitryptilin có thể được cho trước khi đi ngủ với liều khởi đầu 25mg và có thể điều chỉnh tăng dần nếu các tác dụng phụ ở mức độ cho phép.

5.5. Phong bế dây thần kinh

Ở một số ít những bệnh nhân mà các triệu chứng còn tồn tại dai dẳng, phong bế dây thần kinh trên hồ bằng thuốc tê và steroid là bước cần thiết tiếp theo. Để phong bế dây thần kinh trên hố, bệnh nhân được đặt nằm ngửa trên bàn, đầu ở vị trí trung gian.

Da được sát khuẩn bằng dung dịch povidone – iodine, tránh để dung dịch sát khuẩn rơi vào mắt Sờ xác định khuyết trên hố mắt.

Kim dài 1,5 inch, cỡ 25 được khuyên dùng đặt kim vuông góc với mặt da tương ứng với khuyết trên ố mắt. Sau đó, tiêm khoảng 3-4ml thuốc tê và 40mg methyprednisolon theo hình nan quạt ở các nhánh thần kinh trên hố.

Để phong bế dây thần kinh trên hố, kim hướng vào trong từ khuyết trên ổ mắt đưa hướng về đỉnh mũi. Đôi khi có thể xuất hiện dị cảm khi tiêm.

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Trong phần lớn các trường hợp, đau đầu ở người đi bơi là cơn đau mà xảy ra trong những điều kiện hạn chế, có thể điều trị dễ dàng nếu được chẩn đoán. Thất bại trong việc bỏ kính bơi khi cần có thể dẫn đến đau đầu kéo dài với các biểu hiện dị cảm hoặc tê bì.

Không nhận ra các triệu chứng của bệnh trong nội sọ hoặc bệnh toàn thân như u não hoặc viêm động mạch thái dương có thể gây ra những hậu quả nặng nề.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Mặc dù đau đầu ở người đi bơi thường xảy ra với những người thường xuyên bơi lội, nhưng nó lại thường bị chẩn đoán nhầm với đau đầu do viêm xoang, hoặc đôi khi là đau đầu migraine.

Bằng cách hỏi tiền sử đau đầu và khám lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán với độ chính xác cao. Để tránh nguy cơ phụ thuộc nhiều vào thuốc, cần sử dụng đồng thời liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, kết quả là tác dụng hiệp đồng và kéo dài trong kiểm soát cơn đau ở phần lớn những bệnh nhân bị hội chứng đau đầu này.

5 3 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 01. Các hội chứng đau vùng đầu và vùng mặt
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận