Đau thần kinh chẩm (đau sau đầu)

Đau vùng sau đầu là một chứng bệnh hay gặp. Bệnh lý phổ biến do đau thần kinh chẩm. Nguyên nhân thường là kết quả của đụng dập thần kinh do bệnh lý nghề nghiệp ví dụ văn phòng.

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Đau thần kinh chẩm thường là kết quả của các chấn thương đụng dập vào dây thần kinh chấm lớn và chấm bé.

  • Thần kinh chẩm lớn xuất phát từ các sợi của nhánh lưng tách ra từ dây thần kinh cổ 2. Dây thần kinh chẩm lớn đi xuyên qua cân ngay dưới đường gây trên và đi cùng với động mạch chẩm. Nó chi phối cho phần trong của da đầu phía sau và vùng đỉnh ở phía trước
  • Dây thần kinh chẩm bể xuất phát từ các nhánh trước của dây thần kinh có 2 và 3. Thần kinh chẩm bé đi lên trên dọc bờ sau của cơ ức đòn chũm và chia các nhánh chi phối cho phần ngoài của da đầu phía sau và mặt sọ của loa tai.
Đau thần kinh chẩm (đau sau đầu)
Đau thần kinh chẩm (đau sau đầu)

Ít phổ biến hơn, các vi chấn thương lặp đi lặp lại do ngửa cổ quá tức (ví dụ như sơn trần nhà) hoặc ngồi trước màn hình máy tính. Trong một thời gian dài mà tập trung và lợi và một điểm quá cao do đó cũng gây duỗi cột sống cổ, dẫn đến đau thần kinh chẩm.

Đau thần kinh chẩm đặc trưng bởi đau dai dẳng vùng nền sọ và trong một số trường hợp có thể đột ngột dị cảm như điện giật vùng dây thần kinh chẩn lớn và chấm bé chi phối. Đau đầu type căng thẳng – một chứng đau đầu phổ biến hơn, trong một số trường hợp cũng có các biểu hiện gần giống với đau dây thần kinh chẩm.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân bị đau thần kinh chẩm có biểu hiện đau thần kinh ở vùng chi phối của thần kinh chẩm lớn và chẩm bé khi sờ vào chung vị trí ngang mức ụ chẩm. Một số bệnh nhân có thể biểu lộ cơn đau khi xoay hoặc nghiêng cổ sang hai bên.

Xem thêm: Đau trong bệnh lý thần kinh

3. CẬN LÂM SÀNG

Không có cận lâm sàng đặc hiệu cho đau thần kinh chẩm. Cận lâm sàng chỉ nhằm mục đích xác định những bệnh lý tiềm ẩn hoặc trong bệnh lý có biểu hiện tượng tự như đau thần kinh chẩm (Xem phần “chẩn đoán phân biệt”).

3.1. Chụp MRI

Mọi bệnh nhân có khởi phát đau đầu gần đây mà nghĩ đến đau thần kinh chầm cần chụp MRI sọ não và MRI cột sống cổ. MRI cần được chỉ định ở những bệnh nhân có biểu hiện đau thần kinh chẩm trước đó đã ổn định và triệu chứng đau gần đây có thay đổi.

3.2. Chụp CT

CT sọ não và CT cột sống cổ có thể hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lí nội sọ mà có biểu hiện giống như đau thần kinh chẩm.

3.3. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu như công thức máu, tốc độ máu lắng, sinh hóa máu có thể được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán đau thần kinh chẩm còn nhiều nghi vấn.

3.4. Phong bế thần kinh chẩm

Phong bế thần kinh chẩm lớn và chẩm bé có thể giúp chẩn đoán xác định và phân biệt giữa đau thần kinh chẩm với đau đầu type căng thẳng. Thần kinh chẩm lớn và chẩm bé có thể dễ dàng phong bế được ở ụ chẩm.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đau thần kinh chẩm là nguyên nhân ít gặp trong đau đầu và ít khi xảy ra nếu không có sang chấn vào thần kinh chẩm lớn và chấm bé.

Hay gặp hơn, bệnh nhân có những cơn đau đầu vùng chẩm thường là đau đầu type căng thẳng. Đau đầu type căng thẳng không đáp ứng với phong bế thần kinh chẩm, nhưng lại đáp ứng với những thuốc chống trầm cảm như amitryptilin, cùng gây tê ngoài màng cứng vùng cổ.

Vì vậy, các nhà lâm sàng có thể cần cân nhắc lại chẩn đoán đau thần kinh chẩm với những bệnh nhân có triệu chứng đau đầu phù hợp với đau thần kinh chẩm nhưng lại không đáp ứng với phong bế thần kinh chẩm lớn và chẩm bé.

5. ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH CHẨM

Điều trị đau thần kinh chẩm cơ bản dựa trên phong bế thần kinh chẩm bằng thuốc tê và steroid, kết hợp với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giãn cơ, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

5.1. Vật lý trị liệu – đông y

Một số trường hợp đau thần kinh chẩm do tư thế làm việc, đặc biệt là do bệnh lý văn phòng. Những kỹ thuật vật lý trị liệu đơn thuần làm mềm cơ, và giải phóng nhóm cơ vùng chẩm, giúp bệnh nhân kiểm soát đau hiệu quả

5.2. Cách thức phong bế thần kinh chẩm

phong bế thần kinh chẩm
phong bế thần kinh chẩm

5.2.1. Tư thế bệnh nhân:

Để phong bế dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé, bệnh nhân được đặt trong tư thế ngồi cúi đầu và trán dựa vào bàn cạnh giường.

5.2.2. Thuốc sử dụng

Khoảng 8ml thuốc tê được lấy vào xi lanh 12ml. Để điều trị đau thần kinh chẩm hoặc trong các tình trạng đau khác liên quan đến thần kinh chẩm lớn và chẩm bé, sử dụng khoảng 80mg methylprednisolon pha cùng thuốc tê trong lần phong bế đầu tiên, sau đó 40mg trong lần sau.

5.2.3. Cách thức thực hiện

Động mạch chẩm được bắt ngang mức đường chẩm trên. Sau khi da đầu đã được sát trùng sử dụng kim 1,5 inch cỡ 22 đâm phía trong so với động mạch và đưa vuông góc cho đến khi đầu kim chạm vào màng xương . Có thể xuất hiện dị cảm, và bệnh nhân nên được báo trước về dấu hiệu này.

Sau đó, định hướng lại kim lên trên, hút nhẹ nếu không có máu thì tiêm 5ml dung dịch thuốc theo hình nan quạt, chú ý cẩn thận không đâm vào lỗ chẩm lớn nằm ở giữa. Thần kinh chẩm bé và một vài nhánh nông của thần kinh chẩm lớn được phong bế bằng cách hướng kim sang bên và hơi xuống dưới. Sau khi hút nhẹ không có máu, tiếp tục tiêm 3-4ml dung dịch thuốc.

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau lại sau khi đã giảm đau nhờ tiêm phòng bếp bước tiếp theo có thể gây tổn thương thần kinh bằng sóng cao tần. Ở những bệnh nhân bị đau thần kinh chẩm mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, cần xem xét phương pháp kích thích thần kinh chẩm.

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Vùng da đầu rất giàu mạch máu. Các mạch máu này lại nằm gần cả hai dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé. Điều đó có nghĩa là, nhà lâm sàng cần rất cẩn thận tính toán tổng liều thuốc tê cần thiết mà vẫn trong ngưỡng an toàn, đặc biệt trong trường hợp phong bế thần kinh ở cả hai bên.

Sự dày đặc của mạch máu thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bầm máu hay khối máu tụ sau phong bể. Các biến chứng này có thể giảm thiểu nếu ép vào vùng tiềm ngay sau khi tiêm. Chườm lạnh trong vòng 20 phút sau khi tiêm phong bể sẽ làm giảm đau và nguy cơ chảy máu.

Cần chú ý không đâm kim vào vùng lỗ châm lớn, bởi tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện ở vùng này sẽ ngay lập tức gây tê cả tủy sống. Giống như các hội chứng đau đầu khác, nhà lâm sàng cần chắc chắn chẩn đoán là chính xác và bệnh nhân không có các bệnh lý nội sọ hay bệnh lý cột sống cổ mà có thể nhầm lẫn với đau thần kinh chắn.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Lý do chủ yếu mà phong bế thần kinh chẩm không làm giảm triệu chứng đau đầu đó là bệnh nhân không được chẩn đoán đúng. Bất kì bệnh nhân nào có cơn đau đầu nghiêm trọng đến mức cần phải phong bế thần kinh thì đều cần tiến hành chụp MRI để phát hiện các bệnh lý nội sọ tiềm ẩn.

Thêm vào đó, chụp X – quang cột sống cổ cần được chỉ định để phát hiện các bất thường như dị dạng Arnold – Chiari có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây đau đầu vùng chẩm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 01. Các hội chứng đau vùng đầu và vùng mặt
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận