Đau đầu type căng thẳng: triệu chứng và điều trị

Đau đầu type căng thẳng thường xảy ra, nhưng lại dễ bị chẩn đoán nhầm. Chúng ta cần biết rõ các triệu chứng để chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

1. HỘI CHỨNG LÂM SÀNG

Đau đầu type căng thẳng, thường được biết như là những cơn đau đầu do co cơ. Đây là kiểu đau đầu thường gặp nhất mà nhiều người mắc phải. Nó có thể đau từng cơn hoặc đau mạn tính, và có thể liên quan hoặc không liên quan tới sự co cơ. Rối loạn giấc ngủ có thể thường xuyên xảy ra.

Bệnh nhân bị đau đầu type căng thẳng thường có những mâu thuẫn không giải quyết được. Ví dụ trong công việc, hôn nhân, mối quan hệ xã hội hay tâm lí tình dục.

Kiểm tra bằng bảng liệt kê nhân cách cá nhân Minnesota phát hiện ra phần lớn bệnh nhân bị đau đầu type căng thẳng không chỉ giới hạn trong sự trầm cảm mà còn có các triệu chứng thực thể hóa. Phần lớn các báo cáo cho rằng các triệu chứng thực thể này là nguyên nhân của sự co cơ bất bình thường ở một số bệnh nhân, số ít khác là kết quả của đau đầu đơn thuần.

2. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Đau đầu type căng thẳng thường xuất hiện ở hai bên, tuy nhiên cũng có thể ở cả một bên. Thường xuất hiện đau ở vùng trán, vùng thái dương hoặc vùng chẩm. Có thể đau theo kiểu đeo băng, đau không theo nhịp đập, hoặc đau kiểu đội mũ chật ở các vũng đã nói ở trên. Triệu chứng kết hợp vùng cổ cũng thường gặp.

Đau đầu type căng thẳng, có thể kéo dài từ hàng giờ đến hàng ngày, sau đó có xu hướng liên tục, không tăng lên. Không có tiền triệu nhưng biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường có bệnh nhân khó khăn để đi vào giấc ngủ, thường tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy lớn. Cơn đau đầu thường xảy ra vào khoảng 4-8 giờ sáng và 4-8 giờ chiều.

Mặc dù cả hai giới đều có thể bị bệnh nhưng thường gặp nữ giới hạn. Không có sự di truyền trong đau đầu type cũng thẳng, tuy nhiên kiểu đau đầu này có tính chất gia đình bởi trẻ em có thể bắt chước và học hành vi đau từ bố mẹ.

Yếu tố kích hoạt cơn đau đầu type căng thẳng cấp tính thường là các căng thẳng về mặt thể chất hoặc tâm lý. Đó có thể là cãi nhau với đồng nghiệp, hoặc vợ/chồng hay đặc biệt hơn là áp lực công việc.

Áp lực thể chất như lái xe đường dài, làm việc trong trạng thái cổ ở vị trí bị căng, chấn thương cột sống cổ cấp tính, hoặc phơi nhiễm kéo dài với ánh sáng chói từ ống tia điện từ có thể khởi phát đau đầu.

Tồi tệ hơn như thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp có thể dẫn đến một cơn đau đầu do căng thẳng. Đau đầu type căng thăng có thể dẫn đến rối loạn hoạt động khớp thái dương hàm dưới.

3. CẬN LÂM SÀNG

Không có cận lâm sàng đặc hiệu cho đau đầu type căng thẳng. Cận lâm sàng chỉ nhằm mục đích phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn có biểu hiện giống đau đầu do căng thẳng (xem “Chẩn đoán phân biệt“).

Mọi bệnh nhân khởi phát gần đây với đau đầu mà được nghĩ đến là đau đầu do căng thẳng cần được chụp MRI sọ não, liệu có dấu hiệu đau vùng chẩm hoặc vùng gáy hoặc cột sống cổ. MRI được chỉ định ở những bệnh nhân có đau đầu type căng thẳng trước đó nhưng có sự thay đổi triệu chứng.

Xét nghiệm máu như công thức máu, tốc độ máu lắng, sinh hóa có thể được chỉ định nếu chẩn đoán đau đầu type căng thẳng còn nhiều nghi vấn.

4. CHẤN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đau đầu type căng thẳng thường được chẩn đoán trên lâm sàng dựa trên tiền sử đau đầu.

4.1. Chứng đau đầu Migraine

Mặc dù có nhiều sự khác biệt rõ rệt nhưng đau đầu type căng thẳng thường bị chẩn đoán nhầm sang đau đầu migraine. Chẩn đoán nhầm sẽ dẫn tới điều trị sai và không thể kiểm soát được triệu chứng đau đầu. Bảng so sánh dưới đây giúp chẩn đoán phân biệt đau đầu type căng thẳng với đau đầu migraine, và giúp cho các nhà lâm sàng chẩn đoán đúng bệnh.

  Chứng đau đầu MigraineĐau đầu type căng thẳng
Khoảng thời gian từ lúc khởi phát tới đỉnh điểmHàng phút tới một giờHàng giờ tới hàng ngày
Tần suấtHiếm khi > 1 cơn/tuầnThường là hàng ngày hoặc liên tục
Vị tríThái dươngGáy hoặc quanh đầu
Đặc điểmĐau theo nhịp đậpĐau nhức, đau như bị ép chặt, đau như kiểu đội mũ chật
Bên đauLuôn đau 1 bênThường đau hai bên
AuraCó thể cóKhông có
Buồn nôn và ói mửaThường cóHiếm khi
Kéo dàiThường dưới 24 giờThường là ngày qua ngày
Bảng so sánh chứng đau đầu Migraine và đau đầu type căng thẳng

4.2. Một số bệnh lý cột sống cổ

Bệnh của cột sống cổ và phần mềm quanh đó có thể có các biểu hiện tương tự đau đầu type căng thẳng.

Dị dạng Arnold – Chiari có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự đau đầu type căng thẳng, nhưng dị dạng này có thể dễ dàng chẩn đoán dựa vào hình ảnh vùng hố sau và cột sống cổ.

4.3. Bệnh lý viêm xoang, khối u

Đôi khi, viêm xoang trán có thể nhầm lẫn với đau đầu type căng thẳng, mặc dù viêm xoang trán cấp tính thường biểu hiện bệnh lí toàn thân.

Viêm động mạch thái dương, tụ máu dưới màng cứng mạn tính, và các bệnh lý tiềm ẩn khác như khối u có thể chẩn đoán nhầm với đau đầu type căng thằng.

5. ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU TYPE CĂNG THẲNG

5.1. Điều trị cắt cơn

Để xác định biện pháp điều trị tốt nhất, bác sĩ cần xem xét tần suất xuất hiện và mức độ đau của bệnh, tác động của cơn đau đầu lên cuộc sống bệnh nhân, kết quả những lần điều trị trước, tiền sử dùng thuốc và lạm dụng thuốc nếu có. Nều bệnh nhân chỉ bị khoảng 1 cơn đau đầu do căng thẳng mỗi 1-2 tháng, cần tư vấn bệnh nhân giảm hoặc tránh stress.

Thuốc giảm đau thông thường và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể sử dụng để làm giảm cơn đau. Phối hợp đồng thời các thuốc giảm đau với barbiturat hoặc thuốc giảm đau chứa opioid không có vai trò trong kiểm soát bệnh nhân bị đau đầu type căng thẳng.

Nguy cơ lạm dụng và phụ thuộc thuốc có thể lớn hơn so với lợi ích về mặt lý thuyết. Bác sĩ cần tránh lạm dụng thuốc ở những bệnh nhân đã có tiền sử lạm dụng thuốc trước đó Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau thông thườngNSAID có thể gây những hậu quả nghiêm trọng nếu lạm dụng chúng.

5.2. Điều trị dự phòng

Nếu những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên hơn 1 cơn trong 1-2 tháng hoặc mức độ đau trầm trọng khiến bệnh nhân không làm việc được hoặc ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội thì điều trị dự phòng là cần thiết.

5.2.1. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến được lựa chọn dùng trong điều trị dự phòng đau đầu type căng thẳng. Thuốc này không chỉ giúp làm giảm cường độ và tần suất cơn đau đầu, mà còn có thể giúp ổn định giấc ngủ và điều trị trầm cảm tiềm ẩn. Bệnh nhân cần được hướng dẫn về các tác dụng phụ cơ bản của thuốc, như buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, bí tiểu.

Bệnh nhân cần được giải thích trước rằng các triệu chứng đau đầu sẽ thuyên giảm dần dần trong 3-4 tuần. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ quay trở về bình thường nhanh chóng thì đã đủ để cải thiện được triệu chứng đau đầu. Sử dụng amitriptylin liều khởi đầu 25mg trước khi ngủ là lựa chọn ban đầu hợp lí. Liều thuốc có thể tăng 25mg mỗi lần nếu tác dụng phụ ở giới hạn cho phép.

Một số thuốc khác có thể được cân nhắc nếu bệnh nhân không dung nạp với các tác dụng phụ khoảng cholinergic hay buồn ngủ của amitriptyline, như trazolone (liều 75-300mg trước khi đi ngủ) hoặc fluoxetine (20-40mg trong bữa ăn trưa). Bởi tác dụng an thần tự nhiên của những thuốc này (ngoại trừ fluoxetine) nên cần sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân cao tuổi hoặc những bệnh nhân có nguy cơ bị ngã.

Cần chú ý khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, bởi các thuốc này sẽ gây rối loạn nhịp. Các thuốc giảm đau thông thường và NSAID có thể sử dụng cùng thuốc chống trầm cảm để làm giảm triệu chứng đau đầu.

5.2.2. Phản hồi sinh học

Theo dõi và tập huấn cho bệnh nhân cách thư giãn kết hợp với việc hướng dẫn cho họ cách đối phó với stress và các cách làm giảm căng thẳng ở bệnh nhân có thể mang lại giá trị trong một số trường hợp đau đầu type căng thẳng. Lựa chọn bệnh nhân là một phần quan trọng nếu mong muốn có kết quả tốt.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, cần điều trị giảm trầm cảm trước khi sử dụng phân hồi sinh học. Phản hồi sinh học cho phép bệnh nhân có thể kiếm soát cơn đau cũng như giảm các tác dụng phụ của thuốc.

5.2.3. Phong bế thần kinh

Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của phong bế thần kinh ngoài màng cứng vùng cổ bằng steroid mang lại kết quả kéo dài trong việc giảm đau đầu do căng thẳng, nhất là ở những bệnh nhân đã dùng các phương pháp khác nhưng thất bại. Biện pháp điều trị này có thể áp dụng đồng thời trong khi đợi hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Phong bế thần kinh ngoài màng cứng vùng cổ có thể tiến hành hàng ngày hoặc hàng tuần, phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng

6. BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Một số bệnh nhân bị đau đầu lo tăng thẳng có biểu hiện trầm cảm hoặc rơi vào trạng thái lo lắng không kiểm soát được, ngoài ra còn có sự thuộc vào các thuốc giảm đau chứa opioid, barbitura, thuốc an thần hoặc rượu. Điều trị ngoại trú ở những bệnh nhân này đều không đạt hiệu quả. Điều trị nội trú trong một chuyên khoa và đau đầu hoặc tâm lý sẽ làm cải thiện nhanh hơn các trạng thái trên, đồng thời giảm cả triệu chứng đau đầu.

Thuốc ức chế monoamin oxydase có thể sử dụng để làm giảm tần số và cường độ cơn đau ở một nhóm bệnh nhân. Phenezie, ở liều 15m, 3 lần/ngày đã có hiệu quả. Sau 2-3 tuần, liều có thể giảm xuống từ 5-10mg 3 lần/ngày.

Thuốc ức chế monoamin oxydase có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm đến tính mạng nếu không tuân thủ chế độ ăn đặc biệt hoặc khi kết hợp những thuốc này với một số thuốc kê toa thông dụng hoặc một số thuốc đặc hiệu. Vì vậy, dùng thuốc này cần thận trọng và chỉ dùng trên một nhóm bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn nhóm thuốc này cần thông thạo cách sử dụng thuốc an toàn.

7. KINH NGHIỆM LÂM SÀNG

Mặc dù đau đầu type căng thẳng (do có cơ) thường xảy ra, nhưng nó lại hay bị chẩn đoán nhầm với đau đầu migraine. Bằng cách khai thác tiền sử đau đầu và khám lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán với độ chính xác cao, tránh lạm dụng thuốc bằng cách phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, có thể có kết quả tốt và kéo dài trong kiểm soát cơn đau ở hầu hết những bệnh nhân có đau đầu do căng thẳng.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 01. Các hội chứng đau vùng đầu và vùng mặt
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận