Phục hồi chức năng sau tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vùng khớp khuỷu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP khớp khuỷu điều trị tình trạng viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài, lồi cầu trong và các tổn thương tại khuỷu khác. Chương trình tập phục hồi chức năng cần được thực hiện sớm và đảm bảo quá trình phục hồi của cơ thể.

Quá trình tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) cần thời gian để cơ thể tái tạo và phục hồi, nó không phải phương pháp giảm đau nhanh như tiêm Corticoid. Phục hồi chức năng đúng cách sau tiêm giúp phục hồi khớp tốt hơn. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) dùng để chỉ dạng huyết tương có chứa nồng độ tiểu cầu cao gấp 5 – 10 lần so với bình thường. Sau khi tiêm vào vị trí tổn thương, tiểu cầu sẽ bắt đầu tiến hành nhiệm vụ chữa lành.

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

SAU TIÊM PRP KHỚP KHUỶU

1. TREO TAY

  • Treo tay cố định để tạo cảm giác thoải mái trong 2-3 ngày
  • Có thể tháo băng khi ngủ, và khi lái xe

2. KIỂM SOÁT CƠN ĐAU

  • Thuốc giảm đau gây tê thường kéo dài đến 8 giờ, sau đó xuất hiện những cơn đau
  • Kiểm soát đau:
    • Chườm đá: mỗi lần 15 phút, ngày 3 lần, trong 3 ngày

3. BĂNG

  • Băng đảm bảo an toàn theo hẹn của bác sĩ

4. TẮM

  • Có thể tắm sau 24 giờ sau làm thủ thuật

5. CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Quá trình tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) cần thời gian để cơ thể tái tạo và phục hồi, nó không phải phương pháp giảm đau nhanh như tiêm Corticoid

5.1. Các giai đoạn phục hồi

5.1.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm, bảo vệ, thường kéo dài 3-5 ngày, có thể kéo dài đến 2 tuần

  • Mục đích: vệ sinh, bảo vệ và loại bỏ các mô bị tổn thương để cơ thể mau lành.
  • Phản ứng của cơ thể: Tăng lưu lượng máu, tính thấm của mạch máu, sự di chuyển của huyết tương và bạch cầu đến

5.1.2. Giai đoạn 2: Tăng sinh: 1-4 tuần sau thủ thuật, đôi khi kéo dài đến 8 tuần.

  • Mục đích: Yếu tố tăng trường (PDGF) kích thích nguyên bào sợi, tổng hợp collagen để bắt đầu sửa chữa mô.
  • Phản ứng của cơ thể: mô mềm lành lại tùy theo tình trạng thương tổn ban đầu. Nghỉ ngơi là chống chỉ định trong giai đoạn này.

5.1.3. Giai đoạn 3: Tái tạo: 1 -3 tháng sau thủ thuật.

  • Mục đích: Tu sửa, củng cố, hoàn thiện tổ chức tế bào
  • Đáp ứng của cơ thể: tăng tổ chức collagen. Tăng sự phát triển của mô và sẹo

5.2. Chương trình tập luyện cụ thể

5.2.1. Ngày đầu tiên:

  • Lên kế hoạch có người nhà hoặc phương tiện để đưa bệnh nhân về nhà
  • Treo cố định tay
  • Hạn chế hoạt động: Nghỉ ngơi
  • Bảo vệ khuỷu tay: băng vết tiêm, treo cao tay để giảm viêm
  • Chườm đá
  • Máy vật lý trị liệu: Tĩnh điện trường
  • Tập vận động: vận động đai vai. Nên để cơ cánh tay và cẳng tay nghỉ ngơi

5.2.2. Ngày thứ 2-3:

  • Treo cố định tay
  • Băng ép khuỷu tay, đủ chặt, không gây khó chịu
  • Tháo treo khuỷu để chườm và tập các bài tập 3 lần/ngày
  • Tập các bài tập như ngày đầu.
  • Tập thụ động khớp khuỷu, tập vận động chủ động cổ tay, đai vai
  • Máy trị liệu: Tĩnh điện trường

5.2.3. Ngày thứ 4-7:

  • Ngừng treo cố định tay
  • Hạn chế hoạt động: Bệnh nhân có thể nâng tối đa 5 lbs (khoảng 2kg). Bắt đầu sử dụng khuỷu tay và bàn tay để các hoạt động của cuộc sống hàng ngày (như sử dụng tay để chải đầu, mặc quần áo, ăn và lái xe khoảng cách ngắn).
  • Phục hồi chức năng: Tiếp tục các bài tập chuyển động ở khuỷu tay và cổ tay và thực hiện 3-5 lần/ngày
  • Tập chủ động gập và duỗi khuỷu tay

5.2.4. Tuần 1-2

  • Hạn chế hoạt động: Bệnh nhân có thể nâng tối đa lbs (khoảng 4.5kg)
  • Tiếp tục các bài tập vận động ở giai đoạn trước
  • Thực hiện tăng cường cơ cổ tay và khuỷu tay 1-2 lần mỗi ngày
  • Tránh nắm chặt liên tục

5.2.5. Tuần 3-4

  • Hạn chế hoạt động: Nâng vật nặng mà cơ thể không cảm thấy khó chịu
  • Tiếp tục các bài tập vận động ở giai đoạn trước
  • Tiếp tục tăng cường cơ cổ tay và khuỷu tay 1-2 lần mỗi ngày
  • Các hoạt động tăng cường sức mạnh cơ vai
  • Tập chủ động sấp và ngửa cẳng tay
  • Giữ cổ tay ở vị trí trung lập
  • Tiêu chí để chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Khớp khuỷu vận động được hết tầm vận động

5.2.6. Tuần 5-6

  • Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tay
  • Bắt đầu tập các bài tập kéo dãn tăng tầm vận động khớp cổ tay và khuỷu tay gấp, duỗi
  • Bắt đầu kết hợp tăng cường sức mạnh tích hợp chung như bài tập cơ ngực lớn, cơ đai vai, cơ nhị đầu (tập bài tập kết hợp nhiều nhóm cơ 1 lúc)
  • Duy trì vị trí cổ tay trung gian trong các hoạt động sức mạnh
  • Tiêu chí để chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Không bị đau sau 24 giờ tập luyện

5.2.7. Từ 7-8 tuần

  • Tiếp tục tăng cường độ các bài tập tăng cường sức mạnh cơ
  • Tập các bài tập vận động tổng hợp vùng vai – tay
  • Bắt đầu hoạt động thể thao/hoạt động cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tiêu chí để chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Không bị đau sau 24 giờ tập luyện

5.2.8. Từ 9-10 tuần

  • Bệnh nhân có thể tiếp tục các môn thể thao có tác động mạnh như gôn và quần vợt, tập mức độ tăng dần
  • Tiêu chí để dừng tập phục hồi chức năng:
    • Không đau khi vận động tự do khớp
    • Cơ lực tay 5/5
    • Không đau phản ứng
    • Kiểm soát vận động tốt trong các hoạt động đa mặt phẳng
    • Bác sĩ đồng ý dừng tập và cho bệnh nhân ra viện
5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận