Viêm khớp khuỷu

1. Hội chứng lâm sàng

Đau khuỷu tay thứ phát do viêm khớp thoái hóa là bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng. Viêm xương khớp là loại bệnh lí khớp phố biến nhất gây đau khuỷu tay. Viêm gân và viêm bao hoạt dịch có thể đi kèm với viêm khớp, do đó thường gây khó khăn cho việc chấn đoán chính xác. Bao hoạt dịch mỏm khuỷu năm ở mặt sau khớp khuỷu và có thể bị viêm do các chấn thương trực tiếp hay sử dụng khớp quá mức. Các bao hoạt dịch rất dễ mắc viêm bao hoạt dịch ở giữa chỗ bám tận của cơ nhị đầu và đầu xương quay, cũng như viêm bao hoạt dịch nằm trước khuỷu và vùng khuỷu tay.

Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân bị viêm khớp khuỷu thường giảm dần chức năng của khớp do hạn chế tầm vận động khiến các công việc đơn giản hàng ngày trở nên khó khăn, ví dụ như sử dụng bàn phím máy tính, cầm giữ tách cà phê hoặc xoay nắm đấm cửa. Không vận động khớp kéo dài có thế dẫn đến teo cơ, viêm dính bao khớp và tiến triến thành cứng khớp.

Viêm khớp khuỷu
Viêm khớp khuỷu

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Hầu hết các bệnh nhân bị đau khuỷu tay thứ phát do viêm xương khớp hoặc viêm khớp sau chấn thương đều có triệu chứng đau khu trú vùng xung quanh khuỷu tay và cẳng tay. Đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghi ngơi và chườm âm. Đau thường liên tục, đau nhức và có thể ành hưởng đến giấc ngủ. Một số bệnh nhân có thể thấy tiếng kèn kęt hay lốp bốp khi vận động khớp. Thăm khám lâm sàng có thể nghe tiếng lạo xạo khớp.

3. Cận lâm sàng

Chụp X-quang khớp thường quy cần được chỉ định cho tất cả các bện nhân bị đau khuỷu tay.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bố trợ khác bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng hồng cầu và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.

Chụp cộng hưởng từ khuỷu tay được chỉ định nếu nghi ngờ bất thường khớp, bệnh lí chèn ép thần kinh, khối u hoặc các bất thường thuộc mô mềm khác.

4. Chuẩn đoán phân biệt

Các bệnh lí như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương và viêm khớp vẩy nến là các nguyên nhân phố biến gây đau khuỷu tay.

Các nguyên nhân ít phố biển hơn gây đau khuỷu tay do viêm khớp bao gồm các bệnh mạch máu collagen, nhiễm khuẩn và bệnh Lyme.

Viêm khớp nhiễm khuấn cấp tính thường có kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi toàn thân, do đó dễ dàng nhận ra. Bệnh lí này thường đáp ứng với nuôi cấy và điều trị kháng sinh hơn là tiêm tại chỗ giảm đau.

Bệnh mạch máu collagen thường biểu hiện bệnh lí đa khớp, chứ không đơn thuần chỉ giới hạn ở khớp khuỷu tay. Tuy nhiên, đau khớp khuỷu thứ phát do bệnh collagen mạch máu lại đáp ứng tốt với kỹ thuật tiêm được mô tả dưới đây.

5. Điều trị viêm khớp khuỷu

Điều trị ban đầu triệu chứng đau và giảm chức năng do viêm khớp khuỷu bao gồm sự kết hợp giữa thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) hoặc thuốc ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2) và vật lý trị liệu. Chườm lạnh cũng có tác dụng giảm đau.

Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương thức điều trị kể trên, bước tiếp theo có thể cân nhắc tiêm nội khớp bằng thuốc tế cục bộ và steroid.

Hướng dẫn tiêm nội khớp khuỷu

  • Tiêm khớp khuỷu tay được thực hiện khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, cánh tay bên bệnh khép hoàn toàn, khuỷu tay gấp và đặt mu bàn tay thoải mái lên vài lớp khăn. Sử dụng bơm tiêm 12 ml, lấy 5 ml thuốc tê và 40 mg methylprednisolones.
  • Sát khuấn vùng da mặt sau bên của khớp khuỷu. Sờ xác định đầu trên xương quay. Ngay phía đầu trên xương quay có một chỗ lõm, đây là khe giữa đầu xương xương cánh tay. Tuân thủ quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt, dùng kim tiêm cỡ 25, dài 1-inch, đưa kim vào vị trí ngay phía trên của đầu trên xương quay, đưa qua da, mô dưới da, bao khớp và vào khớp. Nếu chạm xương, cần rút mũi kim về lại mô dưới da và đua mũi kim lên trên.
  • Khi vào được khe khớp, tiến hành tiêm toàn bộ số thuốc trong bơm. Có thể cảm thấy kháng lực nhẹ khi tiêm. Nếu kháng lực lớn, rất có thể mũi kim đã vào dây chẳng hoặc gân, khi đó cần tiếp tục đưa kim vào khe khớp cho đến khi có thể tiêm mà không gặp phải kháng lực nào đáng kế. Rút kim ra, băng ép và chườm túi lạnh lên vị trí tiêm.
  • Các phương pháp vật lí trị liệu, bao gồm chườm ấm và các bài tập vận động nhẹ nhàng nên được thực hiện ngay trong vài ngày đầu sau tiêm . Cần trắnh các bài tập mạnh do chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Thủ thuật tiêm được tiến hành an toàn nếu chú ý cần thận đến các cấu trúc giải phẫu lâm sàng liên quan. Nguyên tắc vô trùng phải được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm ngặt để phòng tránh nhiễm khuẩn, đồng thời thực hiện các nguyên tắc phòng ngừa phố quát để tránh rủi ro cho thủ thuật viên.

Biến chứng chính của tiêm nội khóp là nhiễm trùng, mặc dù ti lệ nhiễm trùng rất thấp nếu đảm bảo quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt. Dây thần kinh trụ rất dễ tổn thương tại khớp khuỷu, do đó cần tránh làm tổn thương cấu trúc này khi thực hiện tiêm nội khớp.

Khoảng 25% bệnh nhân có biểu hiện tăng đau thoáng qua sau khi tiêm nội khớp, do đó phải giải thích về khả năng này cho bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Đau và giảm chức năng của khuỷu tay thường là hậu quả của viêm khớp thoái hóa. Viêm bao hoạt dịch và viêm gần đi kèm có thể cùng góp phần gây đau khuỷu tay cho bệnh nhân, dó đó dẫn đến khó khăn cho chấn đoán. Các thuốc giảm đau thông thường và NSAIDS hoặc thuốc ức chế COX-2 có thể được sử dụng đồng thời với phương pháp điều trị tiêm nội khớp.

5 1 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 04. Các hội chứng đau khuỷu tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận