Hội chứng cơ khuỷu

Cơ khuỷu rất dễ bị hội chứng đau cân cơ. Hội chứng cơ khuỷu thường tồn tại đi kèm với nhiều rối loạn thực thể và tâm thần khác

1. Hội chứng lâm sàng

Cơ khuỷu rất dễ bị hội chứng đau cân cơ. Nguyên nhân gây đau thường là kết quả của các vi chấn thương lặp đi lặp lại lên cơ do những hoạt động như là ủi, bắt tay hay đào đất kéo dài. Chấn thương trong khi chơi quần vợt do động tác đánh bóng sai kỹ thuật hay các chấn thương đụng đập cũng góp phần là một trong những tác nhân gây chứng đau cân cơ.

Hội chứng đau cân cơ là một hội chứng đau mạn tính ảnh hưởng tới một phần hoặc một vùng của cơ thể. Điểm quan trọng trong hội chứng đau cân cơ là phát hiện được những điểm khởi phát đau (trigger points) khi thám thực thể. Mặc dù những điểm khởi phát này thường nằm trên những phần cơ bị tác động, đau vẫn có thể tham chiếu đến những vùng khác. Loại đau tham chiếu này thường gây nhầm lẫn trong chẩn đoán hoặc được quy là do các hệ cơ quan khác, do đó dẫn đến việc tiến hành các đánh giá không cần thiết và điều trị không hiệu quả.

Giải phẫu cơ khuỷu tay
Giải phẫu cơ khuỷu tay

Bệnh nhân bị hội chứng đau cân cơ ở cơ khuỷu thường đau tham chiếu đến cẳng tay cùng bên. Điểm khởi phát là đặc trưng bệnh lý của hội chứng đau cân cơ và được đặc trưng bởi một điểm nhạy cảm đau khu trú trên vùng cơ bị ảnh hưởng. Các kích thích cơ học vào điểm khởi phát bằng cách sờ nắn hay kéo dãn không chỉ làm tăng đau tại chỗ mà còn gây đau tham chiếu. Thêm vào đó, sự co rút không chủ ý của các cơ bị kích thích, được gọi là dấu hiệu nảy (Jump sign), là dấu hiệu chỉ điểm của hội chứng đau cân cơ. Bệnh nhân bị hội chứng cơ khuỷu có điểm khởi phát nằm ở ngoài chỗ bám của cơ vào xương cánh tay.

Khi ấn vào điểm khởi phát cân cơ thường có thể xác định được các dải căng (taut bands) của các sợi cơ.
Bất chấp những phát hiện thực thể phù hợp, sinh bệnh học của các điểm khởi phát cân cơ này vẫn là một ẩn số, mặc dù các điểm khởi phát được cho là kết quả của những vi chấn thương tác động tới cơ. Các tổn thương này có thể là do một chấn thương duy nhất, các vi chấn thương lặp đi lặp lại hoặc quá trình phân giải mãn tính các khối cơ chủ vận và đối kháng.

Ngoài các chấn thương cơ, rất nhiều yếu tố khác có thể mở đường dẫn đến hội chứng đau cân cơ ở bệnh nhân. Ví dụ, một vận động viên không chuyên bắt cơ thể của họ thực hiện những hoạt động thể chất không quen thuộc có thể gây ra hội chứng đau cân cơ. Ít thay đổi tư thế khi ngồi trước máy vi tính hoặc trong khi xem ti vi cũng có thể là một yếu tố liên quan. Những chấn thương từ trước có thể gây bất thường chức năng cơ và dẫn tới khả năng phát triển hội chứng đau cân cơ. Tất cả những yếu tố trên có thể nặng hơn nếu bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém hoặc có bất thường về tâm lý và hành vi kèm theo, bao gồm cả stress mãn tính và trầm cảm. Cơ khuỷu dường như đặc biệt nhạy cảm với hội chứng đau cân cơ do căng thẳng.

Sự co cứng và mệt mỏi thường đi kèm với cơn đau, chúng làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng liên quan đến bệnh và làm phức tạp hóa quá trình điều trị. Hội chứng đau cân cơ có thể là một giai đoạn của bệnh lý nguyên phát hoặc phối hợp với những bệnh lý gây đau khác, bao gồm bệnh lý rễ thần kinh hay các hội chứng đau vùng mạn tính. Bất thường tâm lý hoặc hành vi, bao gồm trầm cảm, thường đi kèm với các bất thường cơ và việc kiểm soát những rối loạn tâm lý này là một phần không thể thiếu cho một kế hoạch điều trị thành công.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Điềm khởi phát là một tổn thương bệnh lý của hội chứng cơ khuỷu, nó được đặc trưng bởi điểm nhạy cảm đau khu trú ở chỗ bám của cơ và xương cánh tay. Các kích thích cơ học lên điểm khởi phát như ấn hay kéo giãn đều làm tăng cường độ đau tại chỗ và gây đau tham chiếu. Dấu hiệu giật nảy (jump sign) cũng là một đặc trưng của hội chứng cơ khuỷu, cũng như đặc điểm đau vùng cơ khuỷu và tham chiếu đến cẳng tay cùng bên.

3. Cận lâm sàng

Sinh thiết các điểm khởi phát không phát hiện được bất kỳ đặc điểm bất thường mô học nào. Trên cơ chứa những điểm khởi phát được mô tả giống như “bị nhậy cắn” hoặc có đặc điểm “thoái hóa sáp”. Ở một vài bệnh nhân phát hiện tăng myoglobin trong huyết tương, những điều này chưa được chứng thực bởi các nhà nghiên cứu khác.

Chẩn đoán điện trên những bệnh nhân có hội chứng cơ khuỷu cho thấy tăng điện thế ở một vài bệnh nhân, nhưng một lần nữa, kết quả này lại không được chứng minh. Do thiếu các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán khách quan, các bác sĩ lâm sàng phải loại trừ những bệnh lý đi kèm khác có thể gây nên các triệu chứng giống hội chứng cơ khuỷu.

4. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán hội chứng cơ khuỷu được đưa ra dựa trên lâm sàng nhiều hơn là dựa trên các xét nghiệm đặc hiệu, chẩn đoán điện hay chụp X quang. Vì lý do này, khai thác bệnh sử kèm theo thăm khám lâm sàng, với sự tìm kiếm một cách hệ thống các điềm khởi phát xác định dấu hiệu giật nảy dương tính, cần phải được tiến hành trên tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng cơ khuỷu. Cơ khuỷu cũng rất dễ tiến triển hội chứng chèn ép khoang, do đó cũng cần đưa vào chẩn đoán phân biệt.

Bác sĩ lâm sàng phải loại trừ được những bệnh kèm theo có thể gây triệu chứng giống với hội chứng cơ khuỷu, bao gồm các bệnh lý viêm cơ nguyên phát, xơ cứng rải rác và bệnh collagen mạch máu. Điện cơ và chụp X quang có thể giúp phát hiện các rối loạn đi kèm như viêm bao hoạt dịch, viêm gân và viêm mỏm lồi cầu. Bác sĩ lâm sàng cũng cần phát hiện các bất thường về tâm lý, hành vi đi kèm mà có thể giả triệu chứng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến hội chứng cơ khuỷu.

5. Điều trị hội chứng cơ khuỷu

Điều trị chủ yếu tập trung vào phong bố điểm khởi phát cần cơ và hiệu quả thư giản kéo dài lên cơ bị tác động. Do cơ chế của phương pháp này còn chưa được hiểu đầy đủ, điều trị thí bằng nhiều phương pháp cho đến khi tìm được phương pháp có hiệu quả.

Điều trị bảo tồn bao gồm tiêm điểm khởi phát bằng thuốc tế tại hoặc dung dịch muối sinh lí là bước điều trị khói đầu.

Do trầm cảm âm thầm và lo lắng thường thấy ở nhiều bệnh nhân đang bị đau xe cơ nên dùng thuốc chống trầm cảm là một phần trong hầu hết các kế hoạch điều trị.

Pregabalin và gabapentin đều cho thấy khả năng làm giảm bớt triệu chứng liên quan tới đau xơ cơ.

Ngoài ra, một số các phương pháp hỗ trợ khác cũng giúp ích cho điều trị cho hội chứng đau xơ cơ ở cột sống cổ. Trị liệu bằng chườm ấm và lạnh thường được thực hiện kết hợp với tiêm điểm khởi phát và dùng thuốc chống trầm cảm để đạt được hiệu quả giảm đau.

Một vài bệnh nhân đạt kết quả giảm đau khi áp dụng kích thích thần kinh qua da (TENS) hoặc kích thích điện các cơ bị ảnh hưởng tới khi cơ mỏi.

Luyện tập có thể giúp giảm một vài triệu chứng và cải thiện sự mệt mỏi gây ra bởi chứng đau này.

Mặc dù chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ cho phép, nhưng tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum typ A trực tiếp vào điểm khởi phát đã được thực hiện và thu được thành công ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Tiêm điểm khởi phát được tiến hành an toàn tuyệt đối nếu chú ý cẩn thận đến các cấu trúc giải phẫu làm sáng liên quan. Cần tuân thủ quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt để tránh nhiễm trùng công với việc thực hiện các phương pháp phòng ngủa phổ quát để giảm thiểu mọi rủi ro cho thủ thuật viên.

Phần lớn các biến chứng xảy ra khi tiêm điểm khởi phát thường liên quan đến tổn thương do kim tiêm lên vùng tiêm và các mô bên dưới. Tỷ lệ hình thành bầm máu và khối máu tụ có thể được giảm thiểu nếu tiến hành ép gạc lên vị tr trí tiêm ngay sau khi tiêm.

Tránh dùng mũi kim dài để giảm tỷ lệ tổn thương những cấu trúc bên dưới.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Mặc dù hội chứng đau cơ khuỷu là một rối loạn thường gặp, nó vẫn có thể bị chẩn đoán nhầm. Do đó, trên những bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng cơ khuỷu, cần đánh giá cẩn thận để phát hiện các bệnh lí tiềm ẩn khác.

Hội chứng cơ khuỷu thường tồn tại đi kèm với nhiều rối loạn thực thể và tâm thần khác.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 04. Các hội chứng đau khuỷu tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận