Rách đầu xa gân cơ nhị đầu

Đứt đầu xa của gân chính của gần cơ nhị đầu cánh tay xảy ra ít hơn nhiều so đứt đầu dài của cơ nhị đầu. Rách đầu xa của gần chính cơ nhị đầu thường được chẩn đoán dựa vào lâm sàng.

1. Hội chứng lâm sàng

Đứt đầu xa của gân chính của gần cơ nhị đầu cánh tay xảy ra ít hơn nhiều so đứt đầu dài của cơ nhị đầu. Đứt phần trên đầu dài gần cơ nhị đầu xảy ra ước tính khoảng 97% trong tất cả các trường hợp đứt gân cơ nhị đầu, trong khi đứt gần dưới của cơ nhị đầu chỉ xảy ra dưới 3%.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở nam giới, trong độ tuổi bốn mươi đến sáu mươi tuổi. Đứt đầu xa của gần chính cơ nhị đầu thường là kết quả của một chấn thương lực bất thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên gân, chẳng hạn như

  • cố gắng để khởi động máy cắt cỏ đang bị kẹt, nâng cao tay đánh tennis, nâng tạ hoặc đánh bóng golf quá mạnh.
  • Ngã trong tư thế gấp và ngửa khuỷu tay
  • khi lạm dụng anabolic steroid trong thể thao cũng có thể gây rách và đứt phần xa gân cơ nhị đầu.

Cơ nhị đầu, các gân trên và gân dưới của nó có liên quan mật thiết với chức năng của vai và khuỷu tay, rất dễ bị chấn thương, mòn và bị rách. Nếu chấn thương đủ nghiêm trọng, đầu xa của gần chính cơ nhị đầu có thể bị đứt, để lại một chỗ khuyết có thể sở thấy ở hố khuỷu trước và yếu sức gấp và ngửa cẳng tay.

Rách đầu xa gân cơ nhị đầu
Rách đầu xa gân cơ nhị đầu

2. Dấu hiệu và triệu chứng

ở hầu hết các bệnh nhân, đau khi rách gần dưới của cơ nhị đầu thường xảy ra cấp tính, khá dữ dội và đi kèm với tiếng “pop” hay “rắc”. Đau có tính chất liên tục, dữ dội và được khu trú ở mặt trước khớp khuỷu.

Bệnh nhân bị đứt hoàn toàn gân bám tận của cơ nhị đầu có dấu hiệu yếu sức cơ trong các động tác gấp và ngửa cẳng tay. Có thể sờ thấy rõ một chỗ khuyết ở hố khuỷu trước nếu bệnh nhân bị đứt hoàn toàn đầu xa của gần chính cơ nhị đầu.

3. Cận lâm sàng chụp

  • X – quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có triệu chứng đau khuỷu tay.
  • Dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, một số xét nghiệm có thể được chỉ định bổ sung bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ lắng hồng cầu và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.
  • Chụp cộng hưởng từ khuỷu tay được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh lí về gân, rách một phần hoặc hoàn toàn gần cơ nhị đầu.

4. Chẩn đoán phân biệt

Rách đầu xa của gần chính cơ nhị đầu thường được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, các bệnh lí đi kèm như viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân ở khuỷu tay do sử dụng quá mức hoặc sai tư thế có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán.

Trong một số tình huống làm sàng, cần cân nhắc khả năng tồn tại khối u nguyên phát hoặc thứ phát vùng khuỷu tay. Chèn ép dây thần kinh ở khuỷu tay và cẳng tay cũng có thể gây khó khăn thêm cho chẩn đoán.

5. Điều trị đứt đầu xa gân nhị đầu

+ Điều trị ban đầu triệu chứng đau và giảm chức năng liên quan đến đầu xa của gần chính cơ nhị đầu bao gồm kết hợp giữa thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs ) hoặc thuốc ức chế cyclooxygenase – 2 ( COX – 2 ) và vật lý trị liệu.

+ Chườm ấm và lạnh tại chỗ cũng có tác dụng giảm đau.

+ Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương thức điều trị trên và những bệnh nhân đau nghiêm trọng bước tiếp theo xem xét tiến hành tiêm tại chỗ bằng thuốc steroid.

Hướng dẫn tiêm tại chỗ

  • Tiêm giảm đau điều trị rách đầu xa của gần chính cơ nhị đầu được thực hiện bằng cách đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi với khuỷu tay gấp vuông góc. Nếu gân cơ nhị đầu còn nguyên vẹn, thủ thuật viên dễ dàng sở xác định được gần này ở vùng trước khuỷu. Nếu gân cơ nhị đầu bị đứt, có thể sử được chỗ khuyết ở vùng này. Đánh dấu điểm đầu xa của gần chính cơ nhị đầu hay chỗ khuyết vừa xác định được.
  • Sát khuẩn vùng da hố khuỷu trước bằng dung dịch sát khuẩn. Dùng bơm tiêm vô trùng chứa 1ml 0,25 % bupivacaine và 40 mg methylprednisolone gắn với kim tiêm cỡ 25, dài 1,5 inch, đồng thời tuân thủ quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt. Đeo găng vô khuẩn, sở xác định lại đầu xa của gần chính gân cơ nhị đầu hay vùng khuyết ở vị trí đã đánh dấu. Tại vị trí này, đưa kim cẩn thận qua da, mô dưới da cho đến khi kim chạm vào gần hoặc đi vào vùng bị khuyết. Sau đó, rút kim lại khoảng 1-2mm ra khỏi mô gần, tiến hành tiêm thuốc từ từ.
  • Có thể gặp chút kháng lực nhỏ khi tiêm. Nếu không gặp chút kháng lực nào, đồng nghĩa với việc gân đã bị đứt. Nếu gặp phải kháng lực lớn, rất có thể mũi kim đã nằm trong gân; khi đó, cần đưa tiếp kim hoặc hơi rút lại kim một chút cho đến khi có thể tiến hành tiêm mà không gặp phải lực cản đáng kể. Sau khi rút kim, ép và chườm lạnh lên vị trí vừa tiêm.
  • Cần Các phương thức vật lý trị liệu, bao gồm chườm ẩm và các bài tập nhẹ nhàng nên được sử dụng vài ngày cho bệnh nhân sau khi tiêm. Tránh các bài tập mạnh, bởi vì chúng sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng ở bệnh nhân.


+ Trong một số trường hợp, phẫu thuật tái tạo gân cần được thực hiện nếu bệnh nhân bị giảm chức năng vận động nghiêm trọng hoặc không chấp nhận khiếm khuyết thẩm mỹ do co rút gân cơ

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Thủ thuật tiêm được tiến hành an toàn nếu chú ý cẩn thận đến các cấu trúc giải phẫu lâm sàng liên quan. Cần tuân thủ quy trình với khuẩn nghiêm ngặt để tránh nhiễm trùng, đồng thời tuân theo các phương pháp phòng ngừa phổ quát để hạn chế tối đa nguy cơ cho thủ thuật viên.

Tỷ lệ hình thành bầm máu hay khối máu tụ sẽ được giảm thiếu nếu tiến hành ép lên vị trí tiêm ngay sau khi tiêm. Biến chứng chính của thủ thuật tiêm là nhiễm trùng, mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra nếu tuân thủ quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt.

Chấn thương đầu xa của gân chính cơ nhị đầu do tiêm cũng có thể xảy ra. Các gân này đã bị viêm và tổn thương từ trước, rất dễ bị đứt nếu chúng bị tiêm trực tiếp. Biến chứng này có thể tránh nếu thủ thuật tiêm tiến hành tiêm nhẹ nhàng và dùng tiêm ngay lập tức nếu gặp phải kháng lực đáng kể.

Gần 25% số bệnh nhân có biểu hiện tăng đau thoáng qua sau khi tiêm, do đó cần giải thích với bệnh nhân về khả năng này trước khi tiến hành thủ thuật

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Rách đầu xa của gần chính cơ nhị đầu xảy ra ít hơn so với đầu dài gần của gần cơ nhị đầu, mặc dù các lực tác động gây đứt gần là như nhau ở cả hai trường hợp. Kĩ thuật tiêm được mô tả ở trên rất hiệu quả trong điều trị đau thứ phát do rách gần cơ nhị đầu.


Các bệnh lý đi kèm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp có thể góp phần gây đau khuỷu cho bệnh nhân, do đó cần có các phương pháp điều trị hỗ trợ bổ sung, ngoài việc tiêm tại chỗ thuốc tê và methylprednisolone.

Các thuốc giảm đau thông thường NSAIDs hay thuốc ức chế COX – 2 có thể sử dụng đồng thời với kĩ thuật tiêm nói trên.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 04. Các hội chứng đau khuỷu tay

Bài viết cùng từ khóa

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận