Bệnh lý rễ thần kinh cổ

Bệnh lý rễ thần kinh cổ bao gồm thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ tiếp hợp, khối u, gai xương và hiếm hơn là nhiễm trùng. Cần chẩn đoán đúng nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Hội chứng lâm sàng

Bệnh lý rễ thần kinh cổ là một tập hợp các triệu chứng bao gồm đau thần kinh cổ và chi trên xuất phát từ các rễ thần kinh cổ. Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân có thể bị tê bì, yếu cơ và mất các phản xạ. Các nguyên nhân của bệnh lý rễ thần kinh cổ bao gồm thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ tiếp hợp, khối u, gai xương và hiếm hơn là nhiễm trùng.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Các bệnh nhân bị bệnh lý rễ thần kinh cổ thường đau, tê bì và dị cảm theo sự phân bố của rễ hay các rễ thần kinh bị tổn thương. Các bệnh nhân có thể có biểu hiện yếu cơ và thiếu sự phối hợp ở chi bị ảnh hưởng. Bệnh nhân hay có co thắt cơ và đau cổ, đau lan tới cơ thang và vùng giữa hai xương bả vai.

Xem thêm: Hội chứng cổ vai cánh tay: Nguyên nhân, điều trị

Trên thăm khám lâm sàng thấy có giảm cảm giác, yếu cơ và thay đổi phản xạ. Những bệnh nhân bị bệnh lý về thần kinh C7 thường đặt tay lên đau lên đỉnh đầu để giảm đau. Đôi khi, bệnh nhân bị bệnh rễ thần kinh cổ có kèm theo chèn ép tuỷ cố, hậu quả tử bệnh lý tuỷ sống. Bệnh lý tủy có hầu hết thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo đường giữa, chứng hẹp ống sống, khối u hiếm hơn là nhiễm trùng.

 Rễ cổĐauThay đổi cảm giácYếu vận độngThay đổi phản xạ
C5Cổ, vai, mặt trước bên cánh tayTê bì vùng cơ deltaCơ delta và cơ nhị đầuPhản xạ gân cơ nhị đầu
C6Cổ, vai, mặt bên cánh tayMặt sau bên ngón cái và ngón trỏCơ nhị đầu, các cơ duỗi cổ tay, cơ duỗi dài ngón cáiPhản xạ cánh tay quay
C7Cổ, vai, mặt bên cánh tay, mặt sau cẳng tayNgón trỏ, ngón giữa và mu bàn tayCơ tam đầuPhản dạ gân cơ tam đầu
Triệu chứng lâm sàng bệnh lý rễ thần kinh cổ

Những bệnh nhân bị bệnh lý tuỷ cổ sẽ bị yếu chi dưới cùng các triệu chứng của bàng quang và ruột. Đây một cấp cứu phẫu thuật thần kinh và nên được điều trị sớm.

3. Cận lâm sàng

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cung cấp thông tin tốt nhất để đánh giá cột sống cổ và các thành phần của nó. MRI có độ chính xác cao và có thể nhận biết được những bất thường mà có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh lý tủy cổ. Với những bệnh nhân mà không thể thực hiện chụp MRI, ví dụ như có máy tạo nhịp, chụp cắt lớp vi tính hay chụp tuỷ có thể là lựa chọn thay thế hợp lý.

Chụp đĩa đệm gian đốt sống kích thích (provocative discography) có thể cung cấp thông tin chẩn đoán hữu ích nếu kết quả chụp MRI không rõ ràng.

Chụp xạ hình xương và chụp X quang thường quy được cân nhắc nếu nghi ngờ gãy xương hoặc các bất thường xương như các bệnh lý di căn.

3.2. Thăm dò chức năng EMG

Mặc dù các xét nghiệm này cung cấp rất nhiều thông tin giải phẫu thần kinh hữu ích, điện cơ và test dẫn truyền thần kinh cung cấp các thông tin về sinh lý thần kinh để xác định tình trạng thực sự của từng rễ thần kinh riêng biệt và đám rối thần kinh cánh tay.
Điện cơ có thể phân biệt bệnh lý đám rối với bệnh lý rễ thần kinh và các định xem bệnh lý chèn ép thần kinh có cùng tồn tại với các bệnh này không. Ví dụ như trong hội chứng đường hầm cổ tay.

3.3. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm bao gồm tống phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, kháng nguyên kháng bạch cầu người (HLA-B27) và xét nghiệm sinh hoá máu tự động nên được chỉ định nếu còn nghi ngờ khi chẩn đoán bệnh lý về thần kinh cơ.

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh lý về thần kinh cơ là một chẩn đoán lâm sàng được hỗ trợ bởi sự kết hợp giữa bệnh sử, thăm khám thực thể, chụp X quang và MRI.

Các hội chứng đau có thể là triệu chứng bệnh lý về thần kinh bao gồm chứng đau cổ, viêm hoạt dịch cổ, viêm xơ cơ cổ, viêm khớp và những bệnh lý của tuỳ cổ, rễ thần kinh, đám rối và các dây thần kinh.

5. Điều trị bệnh lý rễ thần kinh cổ

Bệnh lý về thần kinh được điều trị tốt nhất với phương pháp đa liệu pháp.

  • Điều trị ban đầu kết hợp giữa vật lý trị liệu bao gồm phương thức nhiệt và xoa bóp giảm đau.
  • Sau cùng với thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giãn cơ.
  • Bước tiếp theo có thể phong bế thần kinh cổ bàng gây tê ngoài màng cứng. Phong bế ngoài màng cứng vùng cổ với thuốc gây tê cục bộ và steroid là một điều trị cực kì hiệu quả trong bệnh lý rễ thần kinh.
Xem thêm:
Hướng dẫn bài tập cột sống cổ
Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống cổ
Giải phẫu chức năng đĩa đệm cột sống

Với những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ và trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như nortriptyline, khởi đầu với liều đơn trước khi đi ngủ là 25 mg.
Với những bệnh nhân không đáp ứng với tiêm steroid ngoài màng cứng, bước tiếp theo có thể thử kích thích tuỷ sống nếu không thể lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật.

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Sai lầm trong chẩn đoán bệnh lý rễ thần kinh có thể đưa bệnh nhân vào nguy cơ phát triển thêm bệnh lý tuỷ cổ, bệnh mà nếu không điều trị có thể diễn biến tới liệt hoặc bại tứ chi.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Hội chứng đường hầm cổ tay cần phân biệt với bệnh lý rễ thần kinh cổ bao gồm các rễ thần kinh có giá chèn ép dây thần kinh giữa. Hơn nữa, bệnh lý rễ thần kinh cổ và chèn ép dây thần kinh giữa có thể cùng tồn tại và trở thành hội chứng kép. Hội chứng kép khá phổ biến ở những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay.

5 1 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 02. Các hội chứng đau ở cổ và đám rối thần kinh cánh tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận