Hội chứng cơ delta

Mặc dù hội chứng cơ delta là một bệnh thường gặp nhưng vẫn có thể chẩn đoán nhầm. Điều trị bằng vật lý trị liệu là một cách thức hữu hiệu với chứng đau cơ delta.

1. Hội chứng lâm sàng

Cơ Delta rất dễ phát triển hội chứng đau cân cơ. Các cử động gấp duỗi và sang bên có thể dẫn đến chấn thương. Hay các chấn thương tác động lên cơ trong khi đá bóng hoặc các vi chấn thương lặp đi lặp lại. Do tính chất nghề nghiệp đòi hỏi phải nâng vác vật nặng liên tục đều có thể tạo điều kiện cho hội chứng đau cân cơ delta phát triển.

Hội chứng đau cân cơ là một hội chứng đau mạn tính ảnh hưởng tới một vị trí hoặc một vùng cơ thể. Điều kiện thiết yếu của hội chứng đau cân cơ là phải tìm được các điểm khởi phát (trigger points) trên khám lâm sàng. Mặc dù những điểm khởi phát này thường khu trú tại một vùng bị tổn thương nhưng đau thường tham chiếu sang các vị trí khác. Kiểu đau tham chiếu này có thể dẫn đến chẩn đoán sai hoặc bị quy cho là do hệ thống cơ quan khác, từ đó dẫn tới các đánh giá cận lâm sàng không cần thiết và điều trị kém hiệu quả. Bệnh nhân có hội chứng đau cân cơ liên quan tới cơ delta thường có đau tham chiếu ở vai và lan xuống cánh tay.

Hội chứng cơ delta
Hội chứng cơ delta

Điểm khởi phát là tổn thương bệnh lý đặc trưng của hội chứng đau cân cơ và được mô tả là những điểm khu trú có tính nhạy cảm đau cao tại cơ bị tổn thương. Kích thích vào các điểm này bằng cách sờ nắn hoặc căng cơ không những gây đau dữ dội tại chỗ mà còn gây đau tham chiếu. Ngoài ra, một dấu hiệu thường thấy nữa là co rút cơ không tự chủ khi bị kích thích, gọi là dấu hiệu giật nảy (jump sign), cũng là đặc điểm của hội chứng đau cân cơ. Bệnh nhân thường có điểm khởi phát ở cả các sợi trước và sau của cơ.

Dải căng (taut band) thường được xác định khi ấn vào điểm khởi phát trên cơ. Bất chấp việc phát hiện được những dấu hiệu lâm sàng phù hợp, sinh lý bệnh của những điểm khởi phát cân cơ này vẫn chưa được làm rõ, mặc dù các điểm này được cho là kết quả của các vị chấn thương lặp đi lặp lại tác động lên cơ. Tổn thương này xảy ra có thể do một chấn thương, sự lặp lại các vi chấn thương hay sự phân giải mạn tính của đơn vị cơ chủ vận và cơ đối kháng.

Ngoài chấn thương cơ còn nhiều yếu tố đa dạng khác dẫn tới phát triển hội chứng đau cân cơ, vận động viên cuối tuần thường có kế hoạch hoạt động thể lực khác thường cũng có thể khiến hội chứng đau cân cơ phát triển. Sai tư thế khi ngồi sử dụng máy tính hay trong khi xem tivi cũng được cho là yếu tố nguy cơ. Tiền sử chấn thường có thể gây các chức năng cơ bất thường và dẫn tới hội chứng đau cân cơ phát triển. Tất cả các yếu tố nguy cơ này có thể tăng lên nếu bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém hoặc có kèm theo tâm lí hoặc hành vi bất thường bao gồm stress mãn tính và trầm cảm.

Cơ delta lại đặc biệt dễ phát triển hội chứng đau cân cơ do căng thẳng. Biểu hiện cứng cơ và mỏi cơ thường xuất hiện kèm theo triệu chứng đau và sẽ làm giảm chức năng có liên quan tới bệnh và khiến việc điều trị thêm phức tạp. Hội chứng đau cân cơ có thể xuất hiện là một bệnh nguyên phát hoặc cũng có thể là bệnh kèm theo của một tình trạng đau khác như đau dây thần kinh và hội chứng đau vùng mạn tính. Trạng thái tâm lí hay hành vi bất thường, như trầm cảm, thường tồn tại đồng thời với tình trạng cơ bất thường và quản lý những bệnh tâm lý này là một bước không thể thiếu cho một phác đồ điều trị hiệu quả.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Điều kiện thiết yếu của hội chứng cơ delta là xác định điểm khởi phát của cân cơ – một điểm khu trú có tính nhạy cảm đau cao – nằm ở bờ trên xương vai. Điểm này bị kích thích kiều cơ học bằng cách ấn hay kéo căng không chỉ gây đau tại chỗ mà còn gây ra đau tham chiếu. Dấu hiệu giật nảy cũng là một đặc điểm của hội chứng cơ delta, cũng như đặc điểm đau xuất hiện ở cơ delta sẽ tham chiếu tới mặt ngoài phần trên cánh tay.

3. Cận lâm sàng

Sinh thiết điểm khởi phát xác định được trên lâm sàng có thể không cho thấy hình ảnh mô bất thường. Cơ có chứa điềm đau khởi phát được mô tả như “nhạy cấn” hoặc như “thoái hóa sáp”.

Tăng myoglobin trong huyết tương có thể gặp ở một số bệnh nhân, nhưng điều này lại không được khẳng định trong các nghiên cứu khác.

Điện cơ chẩn đoán ở những bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng cơ delta thấy tình trạng tăng điện thế cơ ở một vài bệnh nhân, nhưng một lần nữa, kết quả này không được nghiên cứu lại. Bởi vì thiếu căn cứ chẩn đoán dựa trên cận lâm sàng, người thầy thuốc buộc phải loại trừ các bệnh khác tương tự có thể gây nhầm lẫn với hội chứng cơ delta (xem “Chẩn đoán phân biệt”)

4. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán hội chứng cơ delta dựa trên triệu chứng lâm sàng nhiều hơn là các dấu hiệu cận lâm sàng, điện cơ hay siêu âm. Vì lý do này, việc hỏi tiền sử, khám lâm sàng cùng với tìm hệ thống điểm khởi phát và xác định dấu hiệu giật nảy dương tính cần phải được thực hiện ở tất cả bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng cơ delta. Người thầy thuốc cũng cần phải loại trừ những bệnh khác có thể gây nhầm lẫn với hội chứng cơ delta, như bệnh viêm cơ nguyên phát, xơ cứng rải rác và bệnh lí collagen mạch máu.

Điện cơ và siêu âm có thể giúp xác định được các bệnh kèm theo như viêm bao hoạt dịch, viêm gân và rách chóp xoay. Người thầy thuốc cũng cần phải xác định những hành vi và tâm lý bất thường ở bệnh nhân mà có thể gây khó khăn trong việc phát hiện triệu chứng hoặc khiến chúng nặng hơn.

5. Điều trị hội chứng cơ Delta

Điều trị thường tập trung vào việc phong bế điểm khởi phát và kéo dài thời gian thư giãn cho cơ bị tổn thương. Theo cách đó hy vọng có thể ngăn chặn được chu kì đau, giúp bệnh nhân đạt hiệu quả giảm đau kéo dài. Bởi vì chưa hiểu rõ cơ chế trong phương pháp điều trị đang được sử dụng nên vẫn có yếu tố thử nghiệm và có sai sót trong việc phát triển kế hoạch điều trị.

Điều trị bảo tồn bao gồm tiêm vào điểm khởi phát bằng thuốc gây tê tại chỗ hay dung dịch muối đẳng trương là bước ban đầu trong điều trị hội chứng cơ delta.

Đối với những bệnh nhân không có đáp ứng với biện pháp tiêm tại chỗ thì có thể dùng pregabalin thay thế. Pregabalin dùng với liều khởi đầu 50mg tới 100mg trước khi ngủ, có thể tăng liều lên 100mg, 3 lần một ngày trong giới hạn tác dụng phụ cho phép. Cần giảm liều đối với bệnh nhân bị suy thận.

Các liệu pháp bổ trợ có thể sử dụng như vật lý trị liệu, trị liệu nhiệt nóng và lạnh, liệu pháp kích thích thần kinh qua da (TENS) và kích thích điện có thể sử dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Đối với bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp trên có thể xem xét sử dụng botulium toxin type A; Mặc dù chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt cho chỉ định, nhưng khi tiêm một lượng nhỏ Botulium toxin type A trực tiếp vào điểm đau khởi phát đã cho thấy tác dụng rõ rệt.

Vì nhiều bệnh nhân mắc hội chứng cơ delta thường có dấu hiệu của trầm cảm và lo âu nên việc sử dụng thuốc chống trầm cảm là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị.

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Tiêm vào điềm đau khới phát là tuyệt đối an toàn nếu đặc điểm giải phẫu lâm sàng được chú ý cẩn thận. Kỹ thuật vô trùng cần phải được thực hiện để tránh nhiễm trùng, cũng với đó là phổ biến hiện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ với người thực hiện. Đa số những biến chứng thường gặp có liên quan tới việc kim tiêm gây tổn thương tại vị trí tiêm và mô mềm bên dưới. Giảm tụ máu, chảy máu thì ngay sau khi rút kim cần ngay lập tức giữ chặt vị trí tiêm.

Cũng cần tránh dùng kim tiêm quá dài có thể gây tổn thương cấu trúc bên dưới. Khi tiêm tại điểm có khoang màng phổi nằm gần bên dưới thì cần theo dõi đặc biệt sau tiêm đề phòng tràn khí màng phổi.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Mặc dù hội chứng cơ delta là một bệnh thường gặp nhưng vẫn có thể chẩn đoán nhầm. Do vậy, ở những bệnh nhân nghỉ ngờ có hội chứng cơ delta bắt buộc phải đánh giá cẩn thận để xác định các tình trạng bệnh lí tiềm ẩn đi kèm. Hội chứng cơ delta thường đi kèm với các rối loạn tâm lý và thể chất khác nhau.

4 5 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 03. Các hội chứng đau vai
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận