Rách cơ chóp xoay là nguyên nhân chung của đau và giảm vận động của khớp vai. Vật lý trị liệu là biện pháp rất hiệu quả trong điều trị đau do đứt gân cơ chóp xoay
Mục lục bài viết
1. Hội chứng lâm sàng
Rách cơ chóp xoay là nguyên nhân chung của đau và giảm vận động của khớp vai. Rách cơ chóp xoay thường xảy ra sau các sang chấn nhỏ tác động lên các sợi gân và cơ của khớp vai. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh có cơ chế bệnh sinh do các nguyên nhân diễn ra trong một thời gian dài và là kết quả của sự viêm gân.
Các cơ chóp xoay cánh tay bao gồm cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé và các dây chằng kết hợp khác. Chức năng cuả các cơ này giúp cánh tay xoay, cùng với các cơ và các dây chằng gân khác làm ổn định khớp vai.
Gân cơ trên gai và cơ dưới gai là phần đặc biệt nhạy cảm với viêm gân tiến triển do vài nguyên nhân.
- Đầu tiên, khớp vai là khớp có nhiều chuyển động lặp lại.
- Thứ hai, không gian dành cho việc chuyển động của các cơ và gân này bị giới hạn bởi cung cùng-quạ, do đó tạo nên sự va chạm khi chuyển động.
- Thứ ba, máu đến nuôi các nhóm cơ nghèo nàn, vì thế việc phục hồi các vị chấn thương khá khó khăn.
Tất cả các yếu tố trên có thể cùng vây ra viêm một hoặc nhiều gân của khớp vai. Sự lắng đọng canxi xung quanh các gân có thể xảy ra nếu quá trình viêm tái diễn và làm khó khăn cho quá trình điều trị sau đó. Viêm bao hoạt dịch thường đi kèm với rách bao khớp và cần phải điều trị đặc biệt.
Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân bị rách cơ chóp xoay sẽ thấy giảm dần các khả năng và tầm vận động khớp vai trong các hoạt động hàng ngày, ví dụ như: Chải tóc, cài áo ngực hoặc với tay qua đầu… trở nên rất khó khăn.
Nếu tiếp tục không vận động, các cơ có thể yếu dần đi, cứng khớp sẽ tiến triển.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nhân đang mắc rách cơ chóp xoay thường phàn nàn rằng họ không thể tự nâng cánh tay lên ngang vai nếu không có sự hỗ trợ của tay kia. Thăm khám lâm sàng, động tác xoay ngoài bị yếu đi nếu cố tổn thương cơ dưới gai, động tác dạng tay ngang vai bị giảm nếu tổn thương có trên vai. Đau khi ấn vào vị trí phía dưới mỏm quạ.
Bệnh nhân bị đứt một phần chóp xoay sẽ không có khả năng với tay qua đầu một cách trôi chảy.
Bệnh nhân đứt hoàn toàn các cơ chóp xoay sẽ thấy chỏm xương cánh tay trật ra trước và hoàn toàn không có khả năng với tay qua vai. Dấu hiệu cảnh tay rơi dương tính (drop arm test), tức là không có khả năng giữ cánh tay ngang vai khi không có sự hỗ trợ của tay bên kia điều này thường thấy ở bệnh nhân đứt hoàn toàn chóp xoay.
Test Moseley cũng trong tính với bệnh nhân rách chóp xoay khi bệnh nhân chủ động dạng cánh tay lên tới 80 độ sau đó ấn nhẹ vào cánh tay, nếu nó rơi xuống thì chứng tỏ cơ chóp xoay đứt hoàn toàn. Vận động thụ động của khớp vai bình thường nhưng tầm vận động chủ động bị hạn chế.
Cơn đau trong bệnh này có tính chất liên tục, dữ dội và tăng lên khi dạng và xoay ngoài cánh tay. Bệnh nhân thường xuyên khó ngủ. Bệnh nhân có thể đeo nẹp ở vai bị đau để hạn chế động tác xoay trong của cánh tay.
3. Cận lâm sàng
- Tất cả bệnh nhân có triệu chứng đau vai đều cần được chỉ định chụp Xquang.
- Dựa vào bệnh sử và các xét nghiệm có thể chỉ định như: Công thức máu, tốc độ máu lắng, test kháng thể không nhân.
- Có thể cần chỉ định thêm phim chụp MRI để thấy rõ hơn tổn thương.
4. Chẩn đoán phân biệt
Vì rách gân cơ chóp xoay có thể xảy ra sau một chấn thương nhẹ nên chẩn đoán thường muộn. Có thể dứt bán phần hoặc toàn bộ, mặc dù khám lâm sàng rất cẩn thận vẫn có thể chẩn đoán nhầm lẫn giữa hai thể.
Viêm gân cơ vùng vai kết hợp với viêm túi hoạt dịch khớp vai cũng gây ra đau và làm giảm chức năng cơn đau có thể khiến bệnh nhân bị cứng khớp vai, cùng với hoạt động bất thường của khớp vai gây thêm áp lực lên các cơ xoay cánh tay, có thể làm chấn thương nặng lên.
Khi đứt gân cơ chóp xoay cánh tay, tầm vận động thụ động bình thường nhưng tầm vận động chủ động bị hạn chế, khi cứng khớp cả hai đều bị giới hạn. Đứt gân cơ chóp xoay cánh tay hiếm khi xảy ra trước tuổi 40, ngoại trừ trường hợp chấn thương mạnh vào khớp vai.
5. Điều trị rách cơ chóp xoay
Điều trị ban đầu bằng phối hợp các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) hoặc ức chế cyclooxygenase-2 vật lý trị liệu. Điều trị tại chỗ bằng chườm nóng hoặc lạnh thường có tác dụng với bệnh nhân không đáp ứng với các phương thức điều trị.
Phương pháp tiêm tại chỗ là phương án tiếp theo trước khi can thiệp.
Tư thế tiêm là đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và sát khuẩn vùng da phía trên vai, mỏm cùng vai và đầu xa xương đòn. Hỗn hợp thuốc 4ml gồm Bupivacain 0,25% và 40 mg Methylprednisolon dùng kim tiêm cỡ G25.
Vị trí tiêm nằm ở chính giữa bờ ngoài mỏm cùng vai, hướng kim đưa về phía đầu, nhẹ nhàng đi qua da, tổ chức dưới da và cơ Delta, nằm dưới mỏm cùng vai. Nếu chạm xương, rút kím lại đến tổ chức dưới da và hướng kim về phía dưới hơn nữa.
Khi kim vào đúng vị trí bơm thuốc nhẹ nhàng. Dấu hiệu kháng khi tiêm thường là rất nhẹ trừ khi có vôi hóa bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai. Sự vôi hóa có thể coi như là một yếu tố cản trở việc đưa kim vào, có cảm giác lạo xạo như chạm vào hạt sạn. Dấu hiệu cho thấy có viêm và vôi hóa túi dịch có thể phải phẫu thuật cắt bỏ để làm giảm các triệu chứng. Sau khi rút kim cần băng ép và chườm lạnh vào vùng tiêm.
Vật lý trị liệu, chườm nóng tại chỗ kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng kéo dài vài ngày sau khi tiêm thuốc. Không nên tập luyện các bài tập mạnh vì sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh nhân, trường hợp nặng thể gây đứt hoàn toàn gân.
6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp
Một trong các biến chứng là không xác định được rách bán phần chóp xoay và điều trị trước khi nó trở thành đứt toàn bộ. Biến chứng này thường gặp vì không được chỉ định chụp MRI sớm mà chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Cần chú ý tiêm an toàn bằng việc tiêm cẩn thận, tiêm đúng vị trí đảm bảo vô trùng, cùng với dự phòng để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro cho nhân viên y tế. Tỷ lệ hình thành tụ máu, bầm tím có thể giảm bằng cách băng ép vào vùng tiêm.
Phần lớn biến chứng sau khi tiêm là nhiễm trùng mặc dù có thể giảm tỷ lệ gặp xuống bằng việc đảm bảo vô khuẩn. Tổn thương gân, cơ chóp xoay do tiêm có thể xảy ra. Đau gân tăng lên hoặc các chấn thương trước đây sẽ lại phá vỡ sự ổn định nếu chúng ta tiến hành tiêm sớm, điều này có thể khiến vết rách lớn hơn. Biến chứng này có thể tránh được nếu thầy thuốc lâm sàng sử dụng các công cụ hỗ trợ và dừng việc tiêm nếu thấy có khi tiêm thuốc cố lực cản lớn. Xấp xỉ 25% bệnh nhân than phiền rằng đau tăng lên sau khi tiêm, và bệnh nhân nên được giải thích về khả năng đó.
7. Kinh nghiệm lâm sàng
Vật lý trị liệu nên được áp dụng đầu tiên trước khi thực hiện các kỹ thuật trị liệu khác. Tiêm thuốc là biện pháp rất hiệu quả trong điều trị đau do đứt gân cơ chóp xoay. Nhưng không thể thay thế việc phẫu thuật, nhưng có thể dùng để giảm đau trong đứt một phần hoặc khi phẫu thuật hiện đang được nghiên cứu.
Sự phối hợp viêm túi hoạt dịch và viêm khớp cũng gây triệu chứng đau khớp vai, điều trị bắt buộc phải tiêm tại chỗ bằng Methylprednisolone. Các thuốc giảm đau đơn thuần và NSAIDs có thể được sử dụng kết hợp cùng Đứt bán phần phân có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi hoặc đường mổ nhỏ. Các nhà lâm sàng không nên chờ tới khi đứt hoàn toàn mới xử lý ngoại khoa.