Rách gân cơ nhị đầu

Gân cơ đầu ngắn và đầu dài cơ nhị đầu cánh tay rất dễ bị viêm. Có nhiều nguyên nhân gây rách gân cơ nhị đầu. Dấu hiệu cơ "Popeye" gợi ý rách đầu dài gân nhị đầu.

1. Hội chứng lâm sàng

Gân cơ đầu ngắn và đầu dài cơ nhị đầu cánh tay rất dễ bị viêm. Nguyên nhân gây rách gân cơ nhị đầu thường là do bị va đập vào đoạn cong của cung cùng quạ. Cơn đau và sự hạn chế vận động thường xuất hiện trong rách gân cơ nhị đầu cấp tỉnh, xảy ra sau khi cử động khớp vai quá nhiều trong thời gian dài, ví dụ như cố gắng để khởi động máy cắt cỏ, luyện tập giao bóng qua đầu trong tennis hay cố gắng thực hiện cú follow – through (Followthrough : Là cú swing làm cho mặt gậy gôn tiếp xúc với bống qua một đường vuông góc với thế đứng) khi chơi gôn. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới, rách đầu gần (đầu trên) của đầu dài cơ nhị đầu chiếm hơn 97% các trường hợp rách gân cơ nhị đầu; và chỉ khoảng 3% trường hợp là rách đầu xa gân cơ nhị đầu.

Gân và cơ nhị đầu liên quan mật thiết tới chức năng của vai và cánh tây và cũng dễ bị mòn và rách. Nếu tổn thương quá nặng gân cơ đầu dài cơ nhị đầu có thể bị đứt rời, khiến bệnh nhân có cơ “Popeye” (được đặt tên theo một nhân vật hoạt hình). Nghiệm pháp Ludington có thể làm nổi bật dị dạng này: đặt bàn tay bệnh nhân ra sau đầu và quan sát độ cong của cơ nhị đầu.

Nghiệm pháp Ludington
Nghiệm pháp Ludington

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu "Popeye"
Dấu hiệu “Popeye”

Ở đa số bệnh nhân, cơn đau do rách gân cơ nhị đầu thường cấp tính và kèm theo có tiếng nổ lốp bốp hay tiếng lách tách. Cơn đau tiến triển và nặng dần lên khu trú ở mặt trước vai phía trên rãnh gian củ. Tụ máu có thể có nếu chấn thương cấp tính nặng. Bệnh nhân có thể bị mất ngủ.

Ở bệnh nhân có rách gân cơ từng phần và viêm gân có thể cố gắng cố định vai, giữ cánh tay ở trạng thái xoay trong điều này sẽ làm cho gân cơ nhị đầu di chuyển xuống dưới cung cùng quạ.. Rách gân cơ nhị đầu, bệnh nhân sẽ có kết quả nghiệm pháp Ludington dương tính, sẽ được miêu tả sau đây.

Viêm bao hoạt dịch và viêm gân cơ thường đi kèm với bệnh rách gân. Đôi khi, bệnh nhân có rách gân đầu dài cơ nhị đầu cấp tính có thể thấy cơn khó chịu thoáng qua và tìm tới bệnh viện điều trị chỉ là sự bất thường hình dạng và sự co rút gân và cơ nhị đầu. Đôi khi, không cần điều trị mà chỉ cần bất động vai là có thể đỡ bệnh.

3. Cận lâm sàng

Xquang được chỉ định cho tất cả bệnh nhân có đau vai.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, đo tốc độ máu lắng và test kháng thể kháng nhân.

Chụp MRI vai được chỉ định cho trường hợp nghi ngờ bệnh lý gân (tendinopathy) hay rách gân cơ nhị đầu.

Phương pháp tiêm sẽ phục vụ cho cả mục đích chẩn đoán và điều trị sẽ được mô tả dưới đây.

4. Chẩn đoán phân biệt

Rách gân cơ nhị đầu thường được chẩn đoán xác định ngay trên lâm sàng. Tuy nhiên, nếu có viêm gan, viêm bao hoạt dịch vai kèm theo do hoạt động quá mức có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. Một số trường hợp, rách dây chằng vai có thể nhầm lẫn với rách gân cơ nhị đầu.

Trong một số trường hợp khác trên lâm sàng, cần phân biệt với khối u nguyên phát hoặc di căn ở vai, thủy trên phối hay đầu trên xương cánh tay. Cơn đau cấp tỉnh do bệnh Zona sẽ có trước khi các nốt phồng rộp xuất hiện trên da cũng có thể gây nhầm lẫn với rách gân cơ nhị đầu.

5. Điều trị rách gân cơ nhị đầu

Điều trị cơn đau và phục hồi chức năng trong cách gân cơ nhị đầu là dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc kháng cyclooxygenase-2 (COX-2) và một số liệu pháp vật lý trị liệu. Chườm nóng và lạnh tại chỗ cũng có thể làm giảm triệu chứng.

Đối với bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp này và với trường hợp có các điểm đau khu trú tại rãnh gian củ thì tiêm giảm đau tại chỗ là phương pháp tiếp theo.

Hướng dẫn cách thức tiêm

  • Để tiêm gân cơ nhị đầu, tư thế bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay duỗi khoảng 45 độ. Xác định bờ ngoài mỏm quạ. Ngay cạnh mỏm quạ là lồi củ bé, có thể sờ thấy dễ dàng hơn khi xoay tay của bệnh nhân. Đánh dấu điểm nằm ngay trên lồi củ bằng thuốc sát trùng. Sát khuấn cả vùng da vùng trước vai.
  • Xi lanh vô trùng chứa 1ml dung dịch 0,25% thuốc giảm đau bupivacaine và 40mg methylprednisolone được gắn với đầu kim tiêm 25G dài 3,8cm đã được vô trùng. Đeo găng tay và bắt mạch tại điểm đã đánh dấu từ trước và xác định lại điểm bám của gân cơ nhị đầu.
  • Tại vị trí đánh dấu cẩn thận đưa kim tiêm qua da, tổ chức dưới da và gân cơ nằm phía dưới cho đến khi chạm tới xương. Sau đó rời kim ra 1-2mm khỏi màng xương cánh tay, và từ từ bơm dung dịch vào.
  • Người thực hiện cần cảm nhận được một lực cản nhỏ. Nếu không cảm nhận được lực cản này thì hoặc là kim đã nằm trong khoang khớp hoặc gân cơ đã dứt. Nếu lực cản trở lớn, đầu kim tiêm có thể nằm bên trong dây chằng hoặc gân cơ và khi đó nên hơi đầy kim vào hoặc rời ra cho đến khi lực cản khi tiêm vừa phải. Sau khi rút kim ra, ấn chặt vị trí tiêm bằng bông còn sát khuẩn và chườm đá.
  • Liệu pháp trị liệu bao gồm chườm nóng tại chỗ và bài tập cử động nhẹ nhàng nên được tư vấn cho bệnh nhân sau khi tiêm vài ngày. Các cử động nặng cần phải tránh bởi có thể sẽ làm triệu chứng nặng lên.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật thay gân cơ sẽ được thực hiện nếu bệnh nhân đang có suy giảm chức năng đáng kế hoặc không hài long với dị dạng bề ngoài do gân và cơ co rút.

6. Biến chứng và các sai lầm thường gặp

Phương pháp tiêm này rất an toàn nếu người thực hiện cẩn thận và chú ý tới đặc điểm giải phẫu trên lâm sàng. Cần phải thực hiện các bước sát trùng tránh nhiễm khuẩn và giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra với nhân viên y tế.

Sau khi tiêm, cần ấn chặt tại vị trí tiêm để làm giảm trường hợp xuất hiện bầm máu, tụ máu. Biến chứng chính của kỹ thuật tiêm là nhiễm trùng, và điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu người thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước vô khuẩn. Cũng có những trường hợp cơ nhị đầu bị tổn thương sau khi tiêm.

Các gân bị viêm nặng hoặc có tổn thương từ trước sẽ có thể bị đứt nếu tiêm trực tiếp vào gân. Điều này có thể tránh được khi người thực hiện đảm bảo tiêm từ từ và dừng tiêm ngay lập tức khi cảm nhận có lực đối kháng đáng kể.

Có khoảng 25% bệnh nhân phàn nàn về vấn đề cơn đau tăng lên sau khi tiêm, và bệnh nhân cần được giải thích trước về điều này.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Đặc điểm của 1 cơ khớp vai rất phổ hợp để phát triển thành bệnh viêm gân cho nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Đầu tiên phải kể đến là khớp vai phải thực hiện nhiều động tác lặp đi lặp lại liên tục.
  • Thứ hai là các chức năng của các cơ khớp vai được giới hạn bởi cung cùng quạ, tạo nên sự cọ xát và chạm khi khớp cử động.
  • Thứ ba là do các mạch máu nuôi dưỡng cho gần cơ rất ít tiền khố hồi phục khi có vị chấn thương.

Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ viêm gân. Vôi hóa quanh gân có thể xảy ra nếu viêm nhiệm kéo dài và có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Phương pháp tiêm giảm đau đã được mô tả ở trên có tác dụng lớn trong việc điều trị cơn đau thứ phát do rách gần cơ nhị đầu.

Nếu cố viêm bao hoạt dịch và viêm cơ kèm theo có thể làm cơn đau vay nặng lên, lúc này cần bổ sung vào điều trị tăng lượng thuốc giảm đau tại chỗ và methylprednisolone. Giảm đau thông thường và NSAIDs hay khảng COX – 2 có thể được sử dụng đồng thời trong phương pháp tiêm này.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 03. Các hội chứng đau vai

Bài viết cùng từ khóa

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận