Hội chứng đau xơ cơ vùng cổ

Chứng đau xơ cơ cột sống cổ là một rối loạn đau rất phổ biến. Đau thường kèm theo các rối loạn tâm thần và thực thể đa dạng. Nên việc chẩn đoán đau xơ cơ vùng cổ và đưa ra phác đồ điều trị đúng rất quan trọng.

1. Hội chứng lâm sàng

1.1. Tổng quan

Đau xơ cơ là hội chứng đau mãn tính tác động lên một vùng hay một khu vực của cơ thể. Chứng đau xơ cơ ở cột sống cổ là một trong những tình trạng gây đau đớn phổ biến nhất hay gặp trên thực hành lâm sàng.

1.2. Điểm kích hoạt

Điều kiện thiết yếu để chẩn đoán là sự tâm phát hiện những điểm kích hoạt (trigger points) cân cơ khi thăm khám lâm sàng. Những điểm kích hoạt này thường được coi là kết quả của vi chấn thương tác động tới các cơ bị ảnh hưởng.

Kích thích những điểm kích hoạt cần cơ này gây tái phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng đau của bệnh nhân. Mặc dù những điểm kích hoạt về cơ bản thường khu trú ở hệ cơ cạnh sống, cơ thang và những cơ khác ở vùng cổ.

Đau thường tham chiếu tới những vùng khác. Kiểu đau tham chiếu này có thể làm nhầm lẫn chẩn đoán hay quy cho hệ thống cơ quan khác, từ đó dẫn đến các cận lâm sàng đánh giá tổng quát không cần thiết và điều trị không hiệu quả.

Hội chứng đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia syndrome)
Hội chứng đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia syndrome)

1.3. Sinh lý điểm kích hoạt

Sinh lý bệnh của các điểm kích hoạt cân cơ trong hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ vẫn chưa được biết rõ nhưng chấn thương mô có về hợp lý. Chấn thương cấp tính tới cơ do căng duỗi quá mức thường gây ra chứng đau xơ cơ.

Các tổn thương cơ nhỏ dạng vi chấn thương lặp đi lặp lại, làm tổn thương các sợi cơ do quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng quá mức và sự bất hợp giữa các cơ đồng vận và đối vận hay những bệnh lý kèm theo như bệnh lý rễ thần kinh có thể gây ra chứng đau xơ cơ cột sống cổ.

1.4. Yếu tố ảnh hưởng

Rất nhiều yếu tố có thể khiến bệnh nhân bị chứng đau xơ cơ cột sống cố. Ví dụ như

  • Một vận động viên thực hiện các bài tập thể lực không quen thuộc có thể gây chứng đau xơ cơ
  • Tư thế xấu khi ngồi máy tính hoặc khi xem ti vi cũng là các yếu tố gây nên.
  • Thêm vào đó, những chấn thương cũ có thể gây ra các bất thường chức năng cơ và tăng thêm nguy cơ phát triển hội chứng đau xơ cơ.

Tất cả nnhững yếu tố thúc đẩy trên có thể được tăng cường nếu bệnh nhân có tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc có những bất thường tâm lý kèm theo.

1.5. Triệu chứng đi kèm

Co cứng cơ kèm mỏi cơ thường đi kèm với triệu chứng đau trong chứng đau xơ cơ cột sống cổ. Những triệu chứng này làm tăng cường thêm sự hạn chế chức năng do bệnh này và làm phức tạp quá trình điều trị. Đau xơ cơ có thể xảy ra như một giai đoạn bệnh nguyên phát hay đi kèm các bệnh lí gây đau khác, bao gồm bệnh lý rễ thần kinh cổ và hội chứng đau khu trú vùng mãn tính.

Những bất thường về tâm lý hay hành vi, bao gồm trầm cảm thường đi kèm với bất thường cơ. Kiểm soát tất cả các tỉnh trạng đi kèm này phải được kết hợp với nhau để có một kế hoạch điều trị thành công. Các nghiên cứu đã gợi ý các sự bất thường trong gen vận chuyển serotonin có thể thúc đẩy bệnh nhân tiến triển thành chứng đau xơ cơ như là một kết quả của quá trình đau bất thường.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Như đã nói phía trên, điều kiện thiết yếu của chứng đau xơ cơ cột sống cổ là các điểm kích hoạt cân cơ. Các điểm kích hoạt này là các tổn thương bệnh lí và đặc trưng bởi các điểm khu trú rất nhạy cảm với đau nằm trong cơ bị ảnh hưởng.

Sự kích thích cơ học lên các điểm kích hoạt bằng cách sờ nắn hay căng giãn không chỉ gây đau dữ dội tại chỗ mà còn gây đau tham chiếu. Dải căng (Taut bands) của các sợi cơ thường xác định được khi sờ ấn lên các điểm kích hoạt cân cơ. Thêm vào đó, sự co rút không chủ đích của cơ bị kích thích, gọi là một dấu hiệu giật nảy (jump sign) thường có.

Dấu hiệu giật nảy dương tính là đặc trưng cho hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ, cũng như sự co cứng cổ, đau khi thực hiện một số cử động và đau lan tới hai chi trên không theo kiểu khoanh da. Mặc dù kiểu đau tham chiếu này được nghiên cứu kỹ và là đặc điểm đặc trưng, nhưng nó vẫn thường dẫn đến chẩn đoán sai.

3. Cận lâm sàng

Sinh thiết các điểm đau khởi phát đã được xác định trên lâm sàng không phát hiện ra bất kì đặc điểm bất thường nào về mô học. Các cơ chứa các điểm này được mô tả hay như bị “nhậy cắn” hoặc như có “thoái hóa sáp”. Tăng myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ, nhưng không được chứng thực ở các nhà nghiên cứu khác.

Chẩn đoán điện học cho thấy có sự tăng điện thế cơ ở một số bệnh nhân nhưng một lần nữa nghiên cứu này không được khẳng định.

Do vậy, chẩn đoán được dựa trên trên các biểu hiện lâm sàng của các điểm khởi phát trong khối cơ cạnh sống kết hợp với dấu hiệu giật nảy dương tính, chứ không phải dựa trên các xét nghiệm chuyên biệt, chẩn đoán điện học hay chẩn đoán hình ảnh.

4. Chẩn đoán phân biệt

Các bác sĩ phải loại trừ các quá trình bệnh lý khác mà có thể giả triệu chứng của chứng đau xơ cơ cột sống cổ, bao gồm các bệnh lí viêm cơ nguyên phát, xơ cứng rải rác, bệnh Lyme, bệnh suy giáp và bệnh chất tạo keo (Xem bảng).

Rối loạnCác dấu hiệu và triệu chứng phân biệtCận lâm sàng
Viêm khớp dạng thấpĐau khớp chiếm ưu thế, khớp sưng và mềmYếu tố dạng thấp dương tính ở 80-90% bệnh nhân, bằng chứng mòn xương trên phim x-quang
Lupus ban đỏ hệ thốngẢnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, viêm khớp, đau khớp, banXét nghiệm kháng thể kháng nhân, các kháng thể khác
Viêm đa khớpĐau nhiều khớpBằng chứng thoái hóa khớp trên phim X-quang
Đau cơ dạng thấpĐau vai và đai hông, thường gặp ở người giàTăng tốc độ máu lắng hồng cầu ở 80% bệnh nhân
Viêm đa cơ và các bệnh cơ khácYếu cơ gốc chi đối xưng hai bênTăng men cơ (CK, aldolase), bất thường trên điện cơ, bất thường trên sinh thiết cơ
Bệnh lý cột sống dính khớpĐau khu trú ở cột sống đến các vị trí đặc biệt ở ngực, giữa ngực, thành ngực trước và vùng lưng. Hạn chế vận động do đau và co cứngViêm khớp cùng chậu, biến đổi thân đốt sống trên phim chụp Xquang
Nhuyễn xươngĐau xương lan tỏa, gãy xương, bệnh cơ gốc chi, yếu cơ chủ yếu gốc chiMức 25-hydroxyvitamin D thấp, nồng độ phosphate thấp, chụp scan DEXA bất thường
Bệnh LymeNổi ban, viêm khớp hoặc đau khớp, xuất hiện ở vùng dịch tễKết quả xét nghiệm huyết thanh Lyme dương tính (ELISA, Western blot)
Suy giápKhông chịu được lạnh, chậm phát triển tâm thần, táo bón, tăng câng, rụng tócTăng mức TSH
Ngưng thở khi ngủCó nhưng cơn ngừng thở khi ngủ, ngáy to và nặng, ngủ nhiều ban ngàyBất thường trên đa kí giấc ngủ
Viêm gan CĐau phần tư bụng trên, buồn nôn, chán ănTăng men gan (alanine aminotransferase), kháng thể viêm gan C, RNA viêm gan C
Cường cận giápKhát nhiều và tiểu nhiều, sỏi thận, buồn nôn, nôn, chán ăn, xương mỏng, táo bónTăng Canxi và hoocmon cận giáp trong huyết thanh
Hội chứng CushingTăng huyết áp, tiểu đường, rậm lông, mặt tròn như mặt trăng, tăng cânTăng mức Cortisol tự do trong nước tiểu 24h
Bệnh AddisonHạ huyết áp tư thế, buồn nôn, nôn, tăng sắc tố da, sút cânTest kích thích ACTH
Xơ cứng rải rácCác biến đổi về thị giác (mất thị giác một phần hoặc hoàn toàn, nhìn đôi), tê bì chân hoặc theo khoanh da ở thân mình, khó nóiChụp cộng hưởng từ sọ não và tủy sống, xét nghiệm dịch não tủy tìm immunoglobulins, điện thế gợi thị giác
Bệnh lý thần kinhĐau bỏng buốt, dữ dội, tê bì, như châm chíchXét nghiệm tìm nguyên nhân bên trong (Ví dụ như tiểu đường, thoát vị đĩa đệm), điện cơ, thăm dò dẫn truyền thần kinh, sinh thiết thần kinh

Sử dụng linh hoạt các chẩn đoán điện và chẩn đoán hình ảnh có thể xác định được những rối loạn đi kèm như thoát vị nhân mềm hay rách vòng sụn sợi.

Các bác sĩ cũng phải phát hiện ra các bất thường về tâm lý, hành vi có thể giả triệu chứng hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng đau xơ hoặc các quá trình bệnh lý khác.

5. Điều trị chứng đau xơ cơ vùng cổ

5.1. Phong bế điểm kích hoạt

Điều trị tập trung vào phong bế các điểm kích hoạt cân cơ và đạt được hiệu quả giãn cơ kéo dài. Bởi vì cơ chế của các phương pháp này còn chưa được hiểu rõ, nên chúng là các phương pháp điều trị thử và có thể có sai sót trong điều trị. Điều trị bảo tồn khởi đầu bao gồm tiêm vào điểm kích hoạt với thuốc tê tại chỗ hoặc dung dịch muối sinh lí.

5.2. Điều trị bệnh đi kèm

Do rất nhiều bệnh nhân bị hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ có biểu hiện trầm cảm và lo lắng đi kèm, nên thuốc chống trầm cảm là một phần không thể thiếu trong các kế hoạch điều trị. Pregabalin và gabapentin cũng cho thấy hiệu quả làm giảm nhẹ các triệu chứng của chứng đau xơ cơ.

5.3. Vật lý trị liệu

Ngoài ra còn một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng đau xơ cơ cột sống cổ. Liệu pháp sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh là thường được kết hợp với phương pháp tiêm điện kích hoạt và thuốc chống trầm cảm để đạt hiệu quả giảm đau. Một vài bệnh nhân có thể được giảm đau bằng các ứng dụng kích thích thần kinh qua da (TENS) hoặc kích thích điện để làm mềm cơ bị ảnh hưởng.

5.4. Phương pháp khác

Tập thể dục có thể làm dịu các triệu chứng và cải thiện sự mệt mỏi do bệnh này.

Mặc dù hiện nay chưa được sự đồng ý của FDA trong tác dụng điều trị, tiêm những, một liều nhỏ chất botilium toxin type A trực tiếp vào các điểm kích thích đã điều trị thành công cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.

6. Biến chứng và những sai làm thường gặp

Phương pháp tiêm điểm kích hoạt cực kỳ an toàn nếu sự chú ý cần thận đến các cấu trúc giải phẫu lân cận. Cần tuân thủ kĩ thuật vô trùng nghiêm ngặt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cùng với các phương pháp phòng ngừa phổ quát để hạn chế tối thiểu nguy cơ cho các thủ thuật viên.

Hầu hết các tác dụng phụ của tiêm điểm kích hoạt liên quan tới chấn thương do kim tiêm gây ra tại điểm tiêm và các mô phía dưới. Tỷ lệ hình thành bầm máu hay máu tụ có thể giảm thiểu nếu ép lên chỗ tiêm ngay sau khi tiêm. Việc tránh dùng kim quá dài có thể giảm tỷ lệ tổn thương tới các cấu trúc bên dưới. Đặc biệt cẩn thận để tránh tràn khí màng phổi khi tiêm các điểm kích hoạt nằm gần khoang màng phổi.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Chứng đau xơ cơ cột sống cổ là một rối loạn rất phổ biến thường kèm theo các rối loạn tâm thần và thực thể đa dạng, nên thường bị chẩn đoán sai. Ở những bệnh nhân nghi ngờ bị chứng đau xơ cơ sống cổ, cần cẩn thận đánh giá để phát hiện các quá trình bệnh lý tiềm ẩn khác.

Điều trị tập trung vào phong bế các điểm kích hoạt cần có để đạt hiệu quả giảm đau. Tiêm điểm kích hoạt được tiến hành bằng thuốc tê tại chỗ hoặc dung dịch muối sinh lí, kết hợp với thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm đi kèm.

Vật lý trị liệu, liệu pháp nhiệt hay lạnh, kích thích thần kinh qua da (TENS), kích thích điện cũng có tác dụng trong một số trường hợp.

Với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp truyền thống, nên cân nhắc sử dụng phương pháp tiêm độc tố botilium toxin type A.

5 2 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 02. Các hội chứng đau ở cổ và đám rối thần kinh cánh tay
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận