Đau khớp cùng vai – đòn

Viêm xương khớp của khớp cùng vai-đòn là một nguyên nhân thường gặp của đau vai, và nó thường là kết quả của chấn thương. Điều trị ban đầu triệu chứng đau và giảm chức năng liên quan đến đau khớp cùng vai-đòn bao gồm sự kết hợp của các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay chất ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2) và vật lý trị liệu.

1. Hội chứng lâm sàng

Khớp cùng vai-đòn dễ bị tổn thương từ cả chấn thương cấp tính và vì chấn thương lặp đi lặp lại. Chấn thương cấp tính thường là kết quả của sự va đập trực tiếp vào khớp vai khi chơi thể thao hoặc đi xe đạp. Sự kéo căng liên tục khi ném hoặc khi làm việc phải giơ cánh tay lên bắt chéo qua người cũng có thể dẫn đến chấn thương khớp.

Sau khi chấn thương, khớp có thể trở nên sưng tấy cấp tính, và nếu tình trạng chuyển sang mãn tính, viêm khớp cùng vai-đòn có thể xảy ra. U nang của khớp cùng vai-đòn có thể trở nên khá lớn, góp phần vào tình trạng giảm chức năng và đau. Thỉnh thoảng, nhiễm trùng khớp cùng vai-đòn có thể xảy ra.

Đau khớp cùng vai đòn
Đau khớp cùng vai đòn

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân bị rối loạn chức năng khớp cùng vai-đòn thường than phiền đau khi với tay ra trước ngực. Thông thường bệnh nhân không thể ngủ từ trên vai bị bệnh và có thể phàn nàn về một cảm giác kẹt khớp, đặc biệt là khi mới ngủ dậy. Khám thực thể có thể cho thấy to hoặc sưng khớp, có cảm giác đau khi sờ nắn. Kéo xuống hoặc khép thụ động vai bị bệnh có thể gây tăng đau. Nếu dây chẳng khớp củng-đòn bị đứt, các thao tác này có thể cho thấy sự mất vững khớp.

3. Cận lâm sàng

Chụp X-quang thường quy có thể cho thấy sự hẹp hoặc xơ cứng khớp, phù hợp với sự viêm xương khớp hoặc trật khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được chỉ định nếu nghi ngờ các dây chằng bị rách, để làm rõ mức độ tổn thương dây chằng hoặc để giúp loại trừ viêm nhiễm.

Siêu âm khớp cũng hữu ích nếu nghi ngờ u nang. Kỹ thuật tiêm mô tả sau đây phục vụ cho cả quá trình chẩn đoán và điều trị.

Nếu viêm đa khớp hiện diện, xét nghiệm sàng lọc trong phòng thí nghiệm bao gồm công thức máu toàn bộ, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể khẳng nhân nên được thực hiện.

4. Chẩn đoán phân biệt

Viêm xương khớp của khớp cùng vai-đòn là một nguyên nhân thường gặp của đau vai, và nó thường là kết quả của chấn thương. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý của chóp xoay cũng thường là nguyên nhân của đau vai, có thể tương tự như đau khớp cùng vai-đòn và gây nhầm lẫn cho việc chẩn đoán.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn của đau vai do viêm khớp bao gồm các bệnh collagen mạch máu, nhiễm trùng, và bệnh Lyme.

Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng toàn thân đáng kể, bao gồm sốt và mệt mỏi, và có thể dễ dàng nhận ra, nó được điều trị nhờ cấy vi khuẩn, kháng sinh, và phẫu thuật dẫn lưu, chứ không phải là liệu pháp tiêm. Bệnh collagen mạch máu thường biểu hiện như bệnh lý đa khớp hơn là bệnh lý đơn khớp giới hạn ở khớp vai. Tuy nhiên, đau vai thứ phát do bệnh collagen mạch máu đáp ứng cực tốt với kỹ thuật tiêm nội khớp mô tả ở đây.

5. Điều trị đau khớp cùng vai – đòn

Điều trị ban đầu triệu chứng đau và giảm chức năng liên quan đến đau khớp cùng vai-đòn bao gồm sự kết hợp của các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hay chất ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2) và vật lý trị liệu.

Chườm nóng và lạnh tại chỗ (thuộc nhiệt trị liệu) cũng có thể có ích. Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương thức điều trị này, tiêm nội khớp bằng thuốc gây tê tại chỗ và steroid là cơ sở của bước tiếp theo.

Quy trình tiêm nội khớp cùng vai-đòn

  • Tiêm nội khớp khớp cùng vai-đòn được thực hiện bằng cách đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và sát khuẩn vùng da phủ lên vùng vai trên và đầu xa xương đòn. Một ống tiêm có chứa 1ml 0,25% bupivacain không chất bảo quản và 40 mg methylprednisolone được gắn vào một kim 1.5 inch, 25-gauge sử dụng kĩ thuật vô khuẩn tuyệt đối.
  • Xác định đình của mỏm cùng vai, và tại một điểm cách nó khoảng 2,5cm về phía trong, là khe khớp cùng-đòn. Kim được cẩn thận đưa vào qua da, lớp mô dưới da, qua bao khớp, và vào trong khớp.
  • Nếu chạm vào xương, kim được rút về các mô dưới da và được chuyển hướng nhẹ vào phía trong hơn. Sau khi đi vào khoang khớp, thuốc trong ống tiêm được nhẹ nhàng bơm vào. Một số sự kháng cự với việc tiêm nên được để ý, bởi vì khoang khớp thì nhỏ và bao khớp thì dày.
  • Tuy nhiên nếu gặp phải sự kháng cự đáng kể, kim nhiều khả năng đang dây chằng và cần đưa nhẹ kim tiến vào khoang khớp cho đến khi có thể tiến hành tiêm với sự kháng cự hạn chế nhất Nếu không gặp phải sự kháng cự nào với việc tiêm, khoang khớp có lẽ không còn nguyên vẹn, và MRI được đề nghị. Sau khi tiêm, kim tiêm sẽ được loại bỏ, băng ép vô trùng và túi nước đá (một loại gạc lạnh) được sử dụng cho vị trí tiêm.

Viêm bao hoạt dịch vôi hóa đáng kể có thể phải đòi hỏi có sự can thiệp ngoại khoa để làm giảm hoàn toàn các triệu chứng. Sau khi tiêm xong rút kim ra cần ấn chặt bông vô khuẩn hoặc chườm lạnh tại vị trí tiêm. Bệnh nhân nên được tư vấn một số phương pháp vật lý như chườm nóng và một số bài tập cải thiện tâm vận động nhẹ nhàng vài ngày sau khi tiêm. Cần tránh những động tác nặng bởi sẽ làm các triệu chứng nặng hơn.

6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Kỹ thuật tiên này rất an toàn nếu người thực hiện cẩn thận chú ý tới đặc điểm giải phẫu trên lâm sàng. Để tránh nhiễm trùng cần tuân thủ các bước sát khuẩn, cũng như các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ cho nhân viên y tế. Nguy cơ bầm tím và tụ máu có thể giảm nếu ấn chặt tại vị trí tiêm ngay sau khi rút kim.

Biến chứng chính của tiêm bao hoạt dịch dưới cơ delta là nhiễm trùng, mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra nếu tuân thủ chặt chẽ các bước vô khuẩn. Khoảng 25% bệnh nhân phàn nàn về việc cơn đau tăng lên sau khi tiêm và điều này nên được cảnh báo trước cho bệnh nhân.

7. Kinh nghiệm lâm sàng

Kỹ thuật tiêm này hoàn toàn có tác dụng điều trị cơn đau thứ phát làm viêm bao hoạt dịch dưới cơ delta. Viêm khớp và viêm dây chằng cũng có thể cùng lúc xuất hiện và có thể làm cơn đau vai tăng lên, cần bổ sung phác đồ điều trị cho bệnh nhân bằng việc tăng liều tiêm giảm đau tại chỗ và methylprednisolone. Giảm đau đơn giản và NSAIDs có thể được sử dụng đồng thời trong kỹ thuật tiêm này.

5 4 đánh giá
Article Rating
Cùng chủ đề: 03. Các hội chứng đau vai
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận